Xe 7 chỗ gập ghế sau chở hàng bị phạt hay không?

by Quỳnh Tran
Xe 7 chỗ gập ghế sau chở hàng bị phạt hay không?

Hành vi chở quá số người quy định hay chở hàng hoá cồng kềnh trên xe máy hay ô tô đều là hành vi nguy hiểm và là nguyên nhân mất an toàn, dẫn đến tai nạn giao thông. Vậy hành vi xe 7 chỗ gập ghế sau chở hàng bị phạt hay không? Xe 7 chỗ chở quá số người phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng bộ phận tư vấn giao thông của Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Xe 7 chỗ gập ghế sau chở hàng bị phạt hay không?

Công dụng của xe 7 chỗ theo quy định là dùng để chở người. Tuy nhiên, gập ghế sau của xe để sử dụng vào mục đích chở hàng là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định sau:

Theo quy định của pháp luật, hành vi vận chuyển hàng hóa bằng xe 7 chỗ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm đ khảo 3 Điều 23 Nghị định 171/2013 với mức phạt từ 500.000 – 800.000 VNĐ đồng. Điều 23 quy định cụ thể như sau:

  • Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy
  • Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định
  • Để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật)
  • Để người mắc võng nằm trên xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy
  • Sắp xếp chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách.

Quy định về chở quá số người

Chở quá số người quy định là hành vi chở người (trên ô tô hoặc xe máy) quá số lượng mà pháp luật quy định, gây nguy hiểm đến tính mạng và mọi người xung quanh.

Quy định về giới hạn số lượng người trên các phương tiện:

Thứ nhất: Số lượng người được chở trên xe máy

Xe máy được phép chở 2 người (người điều khiển và người ngồi phía sau). xe máy chở theo từ 03 người trở lên trên sẽ bị xử phạt.

Những trường hợp sau đây xe máy được chở quá 2 người:

+ Chở người bệnh đi cấp cứu;

+ Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

+ Trẻ em dưới 14 tuổi.

Thứ hai: Số lượng người được chở trên ô tô

Căn cứ theo quy định của Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:

Xe 7 chỗ gập ghế sau chở hàng bị phạt hay không?
Xe 7 chỗ gập ghế sau chở hàng bị phạt hay không?

+ Xe dưới 10 chỗ ngồi : Được phép chở quá 1 người. Từ người thứ 2 sẽ bị xử phạt

+ Xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ : Được phép chở quá 2 người. Từ người thứ 3 sẽ bị xử phạt

+ Xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ : Được phép chở 3 người. Từ người thứ 4 sẽ bị xử phạt

+ Xe trên 30 chỗ : Được phép chở 4 người. Từ người thứ 5 sẽ bị xử phạt

Xe 7 chỗ chở quá số người phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bố sung một số điều của Nghị định 100 thì mức xử phạt đối với lỗi chở quá số người quy định đối với các loại xe ô tô như sau:

STTHành vi vi phạmMức phạt tiềnPhạt bổ sung
1Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗĐối với xe chạy cự ly nhỏ hơn 300km:
Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng/ mỗi người vượt quá. Tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt). 
Đối với xe chạy cự ly trên 300km:
Phạt tiền từ 1 triệu – 2 triệu đồng đồng/ mỗi người vượt quá. Tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người.
– Trường hợp chở vượt trên 50% đến 100% số người quy định bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
– Trường hợp chở vượt trên 100% bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng. Và buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định.
2Chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ
3Chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ
4Chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ

Như vậy, xe 7 chỗ khi chở quá từ người thứ 2 trở lên sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 hoặc từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng tùy vào từng trường hợp cụ thể. Và ở một số trường hợp, người điều khiển xe sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 05 tháng.

Không chỉ với ô tô, xe máy khi chở quá số người quy định cũng bị phạt tiền. Cụ thể:

– Chở quá 2 người: Người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng theo quy định tại Điểm l Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100, sửa đổi bởi Điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123.

– Chở quá 3 người: Người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100.

Mức phạt đối xe máy chở hàng cồng kềnh

Căn cứ theo điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

Như vậy, hành vi chở hành cồng kềnh, chở hàng vượt quá giới hạn quy định sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Ngoài bị xử phạt hành chính, người vi phạm còn có thể bị tước bằng lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng, căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:

“Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính…”

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Xe 7 chỗ gập ghế sau chở hàng bị phạt hay không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn thủ tục chia nhà ở khi ly hôn… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Quy định về kích thước hàng hóa cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu?

Chiều rộng: Không vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét (30 cm).
Chiều dài phía sau: Không vượt quá 0,5 mét (50 cm).
Chiều cao: Tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét (150 cm).

Làm sao để tránh bị phạt vì vi phạm đi xe chở hàng cồng kềnh?

Trong trường hợp số lượng và khối lượng hàng hóa cần vận chuyển quá lớn và cồng kềnh; nên tìm đến các dịch vụ xe ba gác chở thuê; để vừa tiết kiệm tối đa chi phí so với thuê xe tải chở hàng (thường cao hơn 2-3 lần), vừa đảm bảo không vi phạm chở hàng cồng kềnh khi dùng xe máy cá nhân. 
Hầu hết xe ba gác đời mới đều được nhà sản xuất thiết kế đa dạng về kích thước để có thể tải được nhiều loại hàng hóa.

Nộp phạt vi phạm chở hàng hoá cồng kềnh ở đâu?

Tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020, khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu rơi vào các trường hợp tại mục (1) hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Bưu điện,…).

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment