Xe máy có được phép chở 2 trẻ em không theo quy định 2023?

by Trà Ly
Xe máy có được phép chở 2 trẻ em không theo quy định 2023?

Có nhiều cha mẹ hiện nay đưa đón con đi học, trong đó có một số cha mẹ chở theo 2 con. Tuy nhiên, có thể chúng ta đã biết rằng pháp luật chỉ cho phép xe máy có một người điều khiển và chở theo một người, hoặc trong một số trường hợp sẽ được chở theo 2 người. Vậy, xe máy có được phép chở 2 trẻ em không theo quy định 2023? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc hiện nay. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của CSGT nhé.

Trường hợp nào xe máy chở theo 2 người không bị phạt?

Dễ thấy theo cấu tạo của chiếc xe máy hiện nay thì chỉ chở được 2-3 người trên xe. Có thể chúng ta đều biết rằng pháp luật chỉ cho phép chở số người trên xe máy theo quy định. Theo đó, trong trường hợp bình thường thì xe máy chỉ được chở theo 1 người (có thể hiểu là 1 người điều khiển và chở theo 1 người nữa), tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cho phép xe máy chở theo 2 người. Vậy, khi nào xe máy chở theo 2 người không bị phạt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung dưới đây nhé.

Theo điểm l khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

“2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;

đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

e) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

g) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;

h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;

l) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

m) Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước.”

Như vậy, trường hợp xe máy chở theo 2 người không bị phạt bao gồm những trường hợp sau: chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật. 

Mời bạn xem thêm: Người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm phạt ai?

Trường hợp nào xe máy chở theo 2 người không bị phạt?

Xe máy có được phép chở 2 trẻ em không?

Việc đưa đón con của cha mẹ là hoạt động thường thấy ví dụ như đưa đón con đi học, đưa đón con đi nhà ông bà, họ hàng, đưa đón con đi chơi,… Trong đó, có không ít trường hợp cha mẹ có 2 người con và phải trở cả 2 trên chiếc xe máy, Do vậy, nhiều người có thắc mắc rằng xe máy có được phép chở 2 trẻ em không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

– Chở người bệnh đi cấp cứu;

– Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

– Trẻ em dưới 14 tuổi.

Như vậy, về nguyên tắc nếu người điều khiển xe máy chở theo 2 người nhưng có một hoặc cả hai người đều dưới 14 tuổi sẽ không bị phạt. Theo đó, xe máy có được phép chở theo 2 trẻ em dưới 14 tuổi. Còn nếu 2 trẻ em từ đủ 14 tuổi trở lên thì sẽ vi phạm về chở quá số người quy định.

Mức phạt xe máy chở 2 trẻ em trên 14 tuổi

Như đã phân tích bên trên, xe máy chỉ được sở số người tối đa theo quy định, nếu vượt quá số người tối đa sẽ bị xử phạt vi phạm. Theo đó, việc chở theo 2 trẻ em trên 14 tuổi là hành vi vi phạm lỗi chở quá số người quy định. Vậy, xe máy chở 2 trẻ em trên 14 tuổi bị xử phạt bao nhiều tiền? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được mức phạt xe máy chở 2 trẻ em trên 14 tuổi như thế nào nhé.

Hình thức xử phạt đối với xe máy chở 03 người trên xe như sau:

– Xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

Như vậy, hành vi chở ba khi đi xe máy sẽ bị phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng.

– Hình phạt bổ sung

Hành vi chở 03 người trở lên trên xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại điểm b, khoản 10 của Điều 6, cụ thể:

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Như vậy, ngoài bị phạt tiền thì với hành vi chở từ 03 trở lên, người điều khiển xe máy còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

Mời bạn xem thêm: điều kiện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự được chúng tôi cập nhật theo quy định pháp luật mới hiện nay.

Xe máy có được phép chở 2 trẻ em không theo quy định 2023?

Thông tin liên hệ

CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Xe máy có được phép chở 2 trẻ em không theo quy định 2023?. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống và công việc. CSGT sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến giao thông và pháp luật.

Câu hỏi thường gặp

Người ngồi trên xe đạp máy được chở thêm tối đa bao nhiêu người?

Tại Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác như sau:
Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.”

Như vậy, người điều khiển xe đạp máy được chở tối đa 01 người, trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

Nếu thấy quyết định xử phạt của CSGT không đúng thì có quyền khiếu nại không?

Theo Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính như sau:
“Điều 15. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, nếu thấy quyết định xử phạt của CSGT không đúng thì có quyền khiếu nại.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like