Công an phường có được bắt người vi phạm giao thông hay không?

by Vượng Gia
Công an phường có được bắt người vi phạm giao thông hay không?

An toàn giao thông luôn là một trong những vấn đề hàng đầu được cộng đồng quan tâm và chú ý. Trong xã hội ngày nay, khi mà mật độ giao thông gia tăng và số lượng phương tiện di chuyển ngày càng tăng, việc bảo đảm an toàn trên đường là mối quan tâm hàng đầu. Không chỉ là một vấn đề của ngành chính trị và quản lý đô thị, mà còn là trách nhiệm của từng cá nhân tham gia giao thông. Vậy pháp luật quy định Công an phường có được bắt người vi phạm giao thông hay không?

Căn cứ pháp lý

Thông tư 32/2023/TT-BCA

Công an phường có được bắt người vi phạm giao thông hay không?

Công an phường là cơ quan chuyên trách về công tác an ninh trật tự, bảo vệ an ninh cho cộng đồng ở cấp địa phương, cụ thể là ở cấp phường. Công an phường có nhiệm vụ chính là duy trì trật tự, an ninh, đảm bảo an toàn cho người dân sống và làm việc trong khu vực phường đó. Bộ Công an ra Thông tư 32/2023/TT-BCA, có hiệu lực từ 15/9, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT), thay Thông tư 65/2020/TT-BCA.

Điểm c, khoản 2, Điều 33 Thông tư 32 cho phép công an cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là công an xã) được phép dừng xe kiểm tra, xử lý vi phạm với xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe thô sơ khi không có cảnh sát giao thông đi cùng. Tuy nhiên việc tuần tra, kiểm soát này phải thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành và phải báo cáo tình hình, kết quả hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm cho cảnh sát giao thông.

Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã và đường khác thuộc địa bàn khu vực do đơn vị mình quản lý.

Đây là điểm mới so với Thông tư số 65. Quy định cũ áp dụng từ 5/8/2020 chỉ cho phép công an xã “phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm” cùng cảnh sát giao thông, khi cần thiết.

Giải thích quy định mới này, Bộ Công an cho hay khi phát hiện người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe thô sơ nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội

Công an phường được xử phạt những hành vi vi phạm giao thông nào?

Việc giải quyết các thách thức liên quan đến an toàn giao thông đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Công nghệ hiện đại, như hệ thống thông tin và truyền thông, cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và giáo dục để nâng cao nhận thức về an toàn giao thông.

Theo quy định tại Nghị định số 100/2019/ NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, công an phường được xử phạt những hành vi vi phạm giao thông trong các trường hợp sau đây:

Công an phường được huy động để phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Theo quy định, công an phường được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông các trường hợp sau đây:

  • Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh;
  • Đỗ xe ở lòng đường trái quy định;
  • Điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.

Lưu ý:

  • Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng công an phường thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Nghiêm cấm việc công an phường dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Trưởng Công an phường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ

Theo quy định tại khoản 4 Điều 74, trưởng Công an phường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông đường bộ (trừ trường hợp gây tai nạn giao thông) sau đây:

Đối với xe mô tô, xe gắn máy

  • Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
  • Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);
  • Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư.
  • Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông;
  • Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
  • Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;
  • Tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ;
  • Đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
  • Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
  • Dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”;
  • Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
  • Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
  • Đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”;
  • Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
  • Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
  • Dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt;
  • Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh;
  • Chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
  • Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định;
  • Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
  • Điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
  • Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;
  • Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
  • Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
  • Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
  • Quay đầu xe trong hầm đường bộ.
Công an phường có được bắt người vi phạm giao thông hay không?

Đối với ô tô

  • Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm;
  • Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
  • Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, ngầm, gầm cầu vượt, trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này có bố trí nơi quay đầu xe;
  • Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau.
  • Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;
  • Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;
  • Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường;
  • Dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy;
  • Đỗ xe trên dốc không chèn bánh;
  • Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
  • Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m;
  • Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;
  • Dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt;
  • Dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước;
  • Rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe;
  • Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
  • Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe;
  • Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
  • Dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.
  • Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư;
  • Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
  • Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
  • Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
  • Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;
  • Dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt;
  • Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;
  • Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m;
  • Đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt;
  • Đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước;
  • Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật;
  • Đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”;
  • Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”;
  • Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;
  • Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

Máy kéo, xe máy chuyên dụng

  • Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
  • Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật;
  • Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn đường đã có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 7;
  • Dừng xe, đỗ xe tại các vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 7;
  • Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị trái quy định; dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, các chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
  • Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
  • Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 7 và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe.
  • Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
  • Chạy xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng;
  • Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49;
  • Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”.

Xe đạp, xe đạp điện

  • Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
  • Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
  • Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
  • Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
  • Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);
  • Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;
  • Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
  • Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;
  • Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
  • Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;
  • Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  • Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;
  • Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
  • Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
  •  Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;
  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
  • Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;
  • Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;
  • Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;
  • Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
  • Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
  • Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Đối với người đi bộ

  • Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
  • Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 10 tại điểm a khoản 6 Điều 5;
  • Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;
  • Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;
  • Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;
  • Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
  • Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.
  • Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
  • Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;
  • Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.
  • Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

Các hành vi vi phạm khác

Ngoài ra, trưởng công an phường còn được xử phạt vi phạm giao thông các hành vi khác bao gồm:

  • Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6, khoản 7 Điều 11;
  • Hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại điểm a khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 12;
  • Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Khoản 1, khoản 2 Điều 15;
  • Xử phạt người điều khiển xe thô sơ vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông quy định tại Điều 18; khoản 1 Điều 20;
  • Trưởng công an cấp xã có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm tại điểm b khoản 3 Điều 23; khoản 4 Điều 31; khoản 1, khoản 2 Điều 32; khoản 1 Điều 34; Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 47; điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 49; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 53; khoản 1 Điều 72; khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3 Điều 73

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Công an phường có được bắt người vi phạm giao thông hay không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. CSGT luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về chia nhà đất sau ly hôn vui lòng liên hệ đến chúng tôi. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền của công an phường như thế nào?

Cụ thể, Trưởng công an xã/phường có thẩm quyền:
– Trưởng Công an xã/phường có thẩm quyền phạt cảnh cáo đối với các cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
– Trưởng Công an xã/phường có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức phạt tiền đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt với mức phạt là 2.000.000 VNĐ trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2.500.000 VNĐ trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
-Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.000.000 VNĐ đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2.500.000 VNĐ đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

Công an phường được trang bị những gì khi tham gia hỗ trợ tuần tra giao thông?

Căn cứ Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định Công an phường thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được trang bị còi, gậy chỉ huy giao thông, các biểu mẫu phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Rate this post

You may also like