Xi nhan sang đường gây tai nạn bị phạt ra sao?

by Thanh v
Xi nhan sang đường gây tai nạn bị phạt ra sao?

Thưa Luật sư. Ngày 21/4 tôi có điều khiển xe máy đi làm về, khi đến ngõ gần nhà mình thì tôi đi chậm lại, xi-nhan trái và chuẩn bị rẽ. Bỗng có một xe máy do một nam thanh niên điều khiển chạy phía sau do không chú ý quan sát nên đâm thẳng vào đuôi xe của tôi, khiến cả hai người cùng ngã ra đường. Sau va chạm, tôi chỉ bị xây xước, còn nam thanh niên kia chấn thương sọ não và hiện bác sỹ dự đoán, có thể phải sống thực vật suốt đời. Vậy xin hỏi Luật sư trong trường hợp này tôi có bị coi là vi phạm luật giao thông không? Xin cảm ơn!

Việc chuyển hướng, chuyển làn dẫn đến xảy ra va chạm giao thông hiện nay ngày càng phổ biến. Có thể nói có rất nhiều trường hợp do chưa nắm rõ luật giao thông, khi chuyển làn hoặc sang đường không có tín hiệu báo trước dẫn đến va chạm với phương tiện đang lưu thông phía sau, hậu quả là vừa gây thiệt hại về người và phương tiện. Vậy đối với những trường hợp xi nhan sang đường gây tai nạn bị phạt ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc trên cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Cách sử dụng đèn xi nhan đúng luật?

Hiện nay theo quy định khi sang đường hoặc chuyển làn yêu cầu người điều khiển phương tiện phải bật đền xi nhan để báo hiệu cho các phương tiện khác được biết. Điểm này đã được Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định cụ thể như sau:

Điều 15. Chuyển hướng xe

1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt,đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

Như vậy có thể thấy những trường hợp khi tham gia giao thông phải bật đèn xi nhan bao gồm:

+ Chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu)

+ Chuyển làn đường

+ Vượt xe

+ Cho xe di chuyển từ vị trí đỗ xe, hoặc chạy sát vào vỉa hè để dừng, đỗ.

+ Khi đi qua vòng xuyến: Cục CSGT khuyến cáo người điều khiển phương tiện nên bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải”, tức là khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, ra khỏi vòng xuyến thì xi nhan phải.

+ Khi đi theo đường cong: Theo khuyến cáo của cơ quan CSGT thì khi đi vào đoạn đường cong người dân nên bật tín hiệu báo rẽ. Trường hợp thấy an toàn và không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại thì không bắt buộc phải bật đèn tín hiệu.

+ Khi lùi vào ngõ: Nên bật xi nhan để báo hiệu vì tầm quan sát của người điều khiển phương tiện bị hạn chế.

+ Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu thấy có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu xi nhan như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải thì không cần xi nhan.

Đồng thời theo khuyến cáo của Giáo trình đào tạo lái xe ô tô thì người điều khiển phương tiện khi sang đường phải bật tín hiệu báo rẽ trước 25-30m và sau khi rẽ xong thì duy trì thêm 5-10m rồi mới tắt xi nhan.

Xi nhan sang đường gây tai nạn bị phạt ra sao?

Xi nhan sang đường gây tai nạn bị phạt ra sao?

Khi sang đường theo quy định hiện nay của Luật giao thông đường bộ thì người điều khiển phương tiện phải bật xi nhan để báo trước cho các phương tiện khác. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khi sang đường và bật xi nhan cũng được coi là đúng quy định của pháp luật.

Bởi có một vài trường hợp có thể sử dụng đèn xi nhan sai cách khi sang đường, dẫn đến các phương tiện phía sau không kịp xử lý từ đó là nguyên nhân dẫn đến xảy ra tai nạn. Đây có thể coi là lỗi chuyển làn không đúng quy, và theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt) thì sẽ bị xử phạt như sau:

– Đối với ô tô và các loại xe tương tự:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;

Ngoài ra trong trường hợp này, người vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

– Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

Như vậy đối với xe mô tô và xe gắn máy, khi chuyển hướng và bật xi nhan không đúng quy định gây tai nạn, có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Bật xi nhan sáng nhưng không nháy có bị phạt không?

Khi tham gia giao thông thì xi nhan hoạt động bình thường chúng sẽ phải sáng và nháy để đảm bảo công dụng báo hiệu. Do đó, việc xi nhan sáng nhưng không nháy thì có thể được xem là xi nhan đã bị hỏng và người điều khiển xe có thể bị xử phạt về lỗi điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng.

Theo đó, mức phạt với hành vi này quy định Điều 17 Nghị định 123/2021/NĐ-CP (bổ sung cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP), như sau:

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;

Ngoài ra, việc chuyển hướng xe mà xi nhan sáng nhưng không nháy có thể sẽ bị xử phạt về lỗi không có tín hiệu báo trước.

Như vậy thì mức phạt đối với xe máy là 100.000 – 200.000 đồng đối với lỗi chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước và 400.000 – 600.000 đồng đối với lỗi chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ. Tướng ứng với ô tô mức phạt lần lượt là 400.000 – 600.000 đồng và 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xi nhan sang đường gây tai nạn bị phạt ra sao?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo gia hạn thời gian sử dụng đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Những trường hợp nào không bắt buộc bật xi nhan?

Có những trường hợp người điều khiển phương tiện không bắt buộc bật đèn báo rẽ như:
+ Khi đi theo đường cong, người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) thì vẫn xem là đang đi trên một đoạn đường thẳng, theo một hướng, không hề gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại thì không bắt buộc bật đèn tín hiệu.
+ Tại vòng xuyến theo nguyên tắc bật đèn báo rẽ ‘vào trái, ra phải”. Cụ thể là khi vào vòng xuyến bật đèn báo rẽ trái và khi ra bật đèn báo rẽ phải.
+ Di chuyển trên đường cong (không có ngã rẽ, chuyển làn, chuyển hướng), mặc dù được xem là đoạn đường thẳng nhưng người điều khiển phương tiện nên vật tín hiệu báo rẽ theo hướng để an toàn cho bản thân cũng như người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại.
+ Qua ngã 3 có đường nhánh như chữ Y, người điều khiển có thể đi thẳng từ chân chữ Y lên mà không bật đèn báo rẽ. Tuy nhiên khi cần rẽ thì phải có tín hiệu đèn báo.
+ Đối với trường hợp lùi (de) vào đường nhỏ hoặc ngõ thì phải bật tín hiệu báo rẽ tương tự như khi xe đang tiến về trước; đèn tín hiệu thường được dùng trong lúc này là đèn ưu tiên (Hazard). Điều này tạo tín chủ động trong việc điều chuyển hướng xe.
Tuy nhiên, việc bật đèn báo rẽ sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân được thuận thiện hơn.

Thay đèn xi nhan màu xanh có được không?

Không.Theo Khoản 2.8 Mục 2.8.8.2. Thông tư 67/2015/TT-BGTVT quy định về màu của đèn báo rẽ “Đèn phải có ánh sáng màu vàng hổ phách hoặc màu đỏ. Nếu vi phạm chủ xe máy, hoặc xe ô tô có thể bị phạt từ 800.000- 02 triệu đồng tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe căn cứ điểm c Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like