Xi nhan sáng nhưng không nháy có bị xử phạt không?

by Anh Lan
Xi nhan sáng nhưng không nháy có bị xử phạt không?

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ pháp luật giao thông, trong đó có quy định về sử dụng xi nhan. Xi nhan hoạt động bình thường sẽ có đèn sáng và nhấp nháy. Vậy xi nhan sáng nhưng không nháy có bị xử phạt không? Mức phạt khi vi phạm như thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Đèn xi nhan là gì? Nguyên tắc hoạt động của xi nhan

Đèn xi nhan là một thành phần rất quan trọng trên xe máy cũng như xe ô tô.

Công dụng chính của đèn xi nhan hay còn gọi là đèn báo rẽ là để báo hiệu cho các phương tiện cùng tham gia lưu thông biết được chúng ta chuẩn bị rẽ hướng. Ngoài ra thì đèn xi nhan còn được sử dụng trong trường hợp xin vượt, chuyển làn,…

Về nguyên tắc hoạt động, khi người lái xe bật công tắc xi nhan ở một trong hai hướng sẽ cho phép nguồn điện truyền đến đèn xi nhan bên phải hoặc bên trái. Khi đèn tín hiệu được bật, chúng không được chiếu sáng liên tục mà nhấp nháy theo nhịp điệu để thu hút sự chú ý của những người lái xe khác và cho biết ý định của bạn.

Xi nhan sáng nhưng không nháy có bị xử phạt không?

Như đã nếu trên thì khi xi nhan hoạt động bình thường chúng sẽ phải sáng và nháy để đảm bảo công dụng báo hiệu. Do đó, việc xi nhan sáng nhưng không nháy thì có thể được xem là xi nhan đã bị hỏng và người điều khiển xe có thể bị CSGT xử phạt về lỗi “Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;”.

Theo đó, mức phạt với hành vi này quy định Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, như sau:

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

… c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;

Ngoài ra, việc chuyển hướng xe mà xi nhan sáng nhưng không nháy có thể sẽ bị xử phạt về lỗi không có tín hiệu báo trước.

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt đối với xe máy là 100.000 – 200.000 đồng đối với lỗi chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước và 400.000 – 600.000 đồng đối với lỗi chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ. Tướng ứng với ô tô mức phạt lần lượt là 400.000 – 600.000 đồng và 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Xi nhan sáng nhưng không nháy có bị xử phạt không?
Xi nhan sáng nhưng không nháy có bị xử phạt không?

Quy định về sử dụng xi nhan khi tham gia giao thông

Việc sử dụng đèn xi nhan đúng cách không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho bản thân người lái xe, mà còn hạn chế va chạm với những người lưu thông cùng. 

Tại Điều 14, 15, 16, 18 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định những trường hợp sau đây phải bật đèn xi – nhan: Chuyển làn đường; chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu); xin vượt; cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ xe hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng xe.
Ngoài ra, để việc lưu thông được thuận lợi hơn, Cục Cảnh sát giao thông khuyến nghị nên bật đèn xi – nhan đối với những tình huống như: 

  • Đi qua vòng xuyến: Bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải”. Khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi nhan phải. 
  • Đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) nên bật đèn tín hiệu báo rẽ. 
  • Lùi vào ngõ: Nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển. 
  • Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi nhan.     

Người điều khiển phương tiện nên bật xi – nhan trước khoảng 25-30 mét, sau khi rẽ xong nên duy trì thêm 5-10 mét ở vị trí thẳng lái rồi mới tắt xi – nhan. 

Nguyên nhân và cách khắc phục đèn xi nhan xe sáng nhưng không nháy

Theo các chuyên gia cho biết, hệ thống đèn xe máy nói chung và đèn xi nhan nói riêng đều nhận nguồn năng lượng từ bình ắc quy của xe. Như vậy, việc đèn xi nhan xe sáng nhưng không nháy có thể sẽ đến từ chính 3 lý do khách quan như: 

  • Bình ắc quy bị hết điện hoặc đã hư hỏng. Với trường hợp này, bạn có thể sạc hoặc thay mới bình ắc quy để đảm bảo sự vận hành của xe được ổn định. Điều này giúp cho hệ thống đèn trên xe được chiếu sáng tốt nhất.
  • Cầu chì. Nếu cầu chì bị hỏng, bạn cần thay mới để đèn xi nhan có thể chiếu sáng bình thường nhé.  
  • Dây dẫn điện bị đứt hoặc các đầu nối bị lỏng/ đứt. 

Trong trường hợp 1 hoặc 2 bóng đèn xi nhan không sáng. Rất có thể bóng đèn đã bị hỏng. Còn nếu toàn bộ đèn xi nhan không nháy, bạn có thể kiểm tra thêm cục chớp của đèn xi nhan xem sao nhé. Giá để mua mới cục chớp xe máy chỉ giao động từ 15 – 20 ngàn đồng tùy loại.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết CSGT tư vấn về “Xi nhan sáng nhưng không nháy có bị xử phạt không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của CSGT luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến làm sổ đỏ, tranh chấp đất đai, bồi thường thu hồi đất, tra cứu quy hoạch đất, download mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của CSGT tư vấn trực tiếp.

Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Bật xi nhan mà không rẽ có bị xử phạt?

Theo quy định hiện hành, không có lỗi nào là bật tín hiệu báo trước mà không chuyển hướng hoặc bật tín hiệu báo trước mà không chuyển làn. Nghị định 100/2019/NĐ-CP chỉ có các lỗi chuyển hướng, chuyển làn không có tín hiệu báo trước (xi nhan).
Như vậy, hiện nay bật xi nhan mà không rẽ không bị phạt.

Lỗi chuyển làn không xi nhan xe ô tô có bị giữ giấy tờ không?

Trường hợp chuyển làn không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc (điểm g Khoản 5 Điều 5) sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng; nếu gây ra tai nạn sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 đến 04 tháng theo điểm c khoản 11 điều 5.

Cách xi nhan xin vượt cho xe ô tô, cơ giới

Trường hợp ôtô chỉ có một làn rộng có thể vượt hoặc chỉ có một làn hẹp, làn trong chạy chung với xe máy, có thể lấn nửa làn để vượt. Nếu quan sát thấy xe phía trước chạy 50 km/h lệch về bên trái, ôtô sẽ bật xi-nhan phải để báo cho xe phía sau muốn chuyển làn và xin xe trước bám trái để mình vượt phải khi có điều kiện thích hợp.
Nếu quan sát thấy xe phía trước chạy 40 km/h lệch về bên phải, ôtô sẽ vượt trái. Nếu tim đường có con lươn cứng hoặc dải phân cách, ôtô chỉ cần bật xi-nhan trái. Xe phía trước sẽ hiểu là ôtô xin vượt trái và bám phải kết hợp lấn phải để vượt khi có điều kiện thích hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment