Bị bệnh lao phổi có thể thi bằng lái xe A2 không?

by Ngọc Trinh
Bị bệnh lao phổi có thể thi bằng lái xe A2 không?

Khách hàng: Xin chào Luật sư. Tôi đang có vài thắc mắc muốn hỏi Luật sư. Vợ tôi đang muốn thi bằng lái xe hạng A2 nhưng hiện tại cô ấy đang bị bệnh lao phổi. Vậy tôi muốn nhờ Luật sư giải đáp “Bị bệnh lao phổi có thể thi bằng lái xe A2 không?”. Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Luật sư: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tìm đến chúng tôi vì sự tin tưởng. Hãy cùng csgt đi tìm câu trả lời cho thắc mắc của bạn nhé!

Căn cứ pháp lý

Bằng lái xe A2 lái được những loại xe nào?

Theo quy định tại Điều 59 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về giấy phép lái xe như sau:

– Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.

– Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:

  • Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
  • Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
  • Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

– Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.

– Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:

  • Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
  • Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
  • Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
  • Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
  • Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
  • Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
  • Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.

Như vậy bằng lái xe hạng A2 lái được các loại xe là: xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 và xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên.

Trách nhiệm của người lái xe đối với tiêu chuẩn sức khỏe là gì?

Đối với tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe thì trách nhiệm của họ cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà trách nhiệm của người lái xe đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Căn cứ theo Điều 10 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định như sau:

  • Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp khi khám sức khỏe.
  • Tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện khám sức khỏe.
  • Phải chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến việc lái xe.
  • Chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc của người sử dụng lao động.
Bị bệnh lao phổi có thể thi bằng lái xe A2 không?
Bị bệnh lao phổi có thể thi bằng lái xe A2 không?

Chi phí khám sức khỏe cho người lái xe được quy định như thế nào?

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị khám sức khỏe cho người lái xe phải trả chi phí khám sức khỏe cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám sức khỏe theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị.

2. Trường hợp người được khám sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ để lái xe có yêu cầu cấp nhiều hơn một Giấy khám sức khỏe của người lái xe thì phải nộp thêm phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp thực hiện việc khám sức khỏe cho người lái xe theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư này thì chi phí khám sức khỏe cho người lái xe do cơ quan yêu cầu chi trả.

Điều kiện về tuổi và sức khỏe của người lái xe được quy định như thế nào?

– Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

  • Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
  • Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
  • Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
  • Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
  • Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
  • Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

– Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Bị bệnh lao phổi có thể thi bằng lái xe A2 không?

Theo đó Số thứ tự VI Nhóm 2 Phụ lục 1 Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định người có tình trạng bệnh, tật sau thì không đủ điều kiện:

Đối với bằng lái xe hạng A2: Lao phổi đang giai đoạn lây nhiễm.

Như vậy, nếu vợ bạn bị bệnh lao phổi đang giai đoạn lây nhiễm thì sẽ không đủ điều kiện thi bằng lái xe hạng A2.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề: Bị bệnh lao phổi có thể thi bằng lái xe A2 không?”. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trên có thể giải đáp cho câu hỏi của bạn và mang đến nhiều thông tin khác cho quý độc giả của csgt. Hoặc để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục sang tên nhà đất, dịch vụ công chứng tại nhà… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Bị đục thủy tinh thể thì có được thi bằng lái xe hạng A2 không?

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục số 1 Bản tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định như sau:
Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng:
Đối với bằng lái xe hạng A2 thì: Thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).

Đeo máy trợ thính có được thi bằng lái xe hạng A2 không?

Thính lực ở tai tốt hơn:
– Nói thường < 4m (kể cả sử dụng máy trợ thính);
– Hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn) £ 1,5 m (kể cả sử dụng máy trợ thính).
sẽ không đủ điều kiện thi bằng lái xe hạng A2.

Nguyên tắc chung về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe là gì?

– Việc khám sức khỏe cho người lái xe được thực hiện tại cơ sở y tế đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh (sau đây được gọi là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) và phải đáp ứng các quy định pháp luật.
– Việc khám sức khỏe cho người lái xe phải thực hiện theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
– Việc khám sức khỏe định kỳ chỉ áp dụng đối với người lái xe ô tô chuyên nghiệp (người làm nghề lái xe ô tô) theo quy định của pháp luật về lao động.

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment