Có thể thi bằng lái xe B1 khi bị tật một chân không?

by Ngọc Trinh
Có thể thi bằng lái xe B1 khi bị tật một chân không?

Việc sử dụng phương tiện tham gia giao thông là điều có thể dễ dàng nhìn thấy xung quanh cuộc sống của chúng ta. Việc sử dụng phương tiện như vậy cũng cần đáp ứng điều kiện của quy định pháp luật. Bên cạnh độ tuổi thì sức khỏe cũng là một điều quan trọng. Tiêu chuẩn sức khỏe được quy định riêng tại Thông tư của BYT và BTC. Vậy “Có thể thi bằng lái xe B1 khi bị tật một chân không?”. Hãy cùng csgt đi tìm hiểu vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Người lái xe khi tham gia giao thông phải đáp ứng những điều kiện gì của pháp luật?

Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

– Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

– Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

  • Đăng ký xe;
  • Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Điều kiện về tuổi và sức khỏe của người lái xe của người thi bằng B1 được quy định như thế nào?

– Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

  • Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
  • Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
  • Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
  • Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
  • Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
  • Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

– Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Có thể thi bằng lái xe B1 khi bị tật một chân không?
Có thể thi bằng lái xe B1 khi bị tật một chân không?

Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?

– Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
  • Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
  • Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
  • Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
  • Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

– Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
  • Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.

– Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này.

Nhân viên y tế có trách nhiệm gì đối với việc khám sức khỏe cho lái xe?

Hiện nay việc khám sức khỏe cho người lái xe là của các cơ sở khám chữa bệnh. Vậy trách nhiệm của nhân viên y tế là gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé!

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định thì:

Để nói về trách nhiệm của nhân viên y tế thì đầu tiên cần nói đến việc họ phải thực hiện đúng nhiệm vụ được người có thẩm quyền phân công. Tiếp đến là phải kiểm tra đối chiếu ảnh trong Giấy khám sức khỏe trước khi thực hiện khám sức khỏe đối với người lái xe. Bên cạnh đó họ cũng cần thực hiện đúng các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để khám sức khỏe, bảo đảm kết quả khám trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khó mà những nhân viên y tế như họ không thể kết luận được. Vậy thì những trường hợp khó kết luận, bác sỹ khám sức khỏe đề nghị hội chẩn chuyên môn theo quy định.

Có thể thi bằng lái xe B1 khi bị tật một chân không?

Theo đó Số thứ tự VII Nhóm 2 Phụ lục 1 Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định người có tình trạng bệnh, tật sau thì không đủ điều kiện:

Đối với bằng lái xe hạng B1: Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

Như vậy, nếu bị tật một chân những chân đó chưa bị giảm chức năng thì vẫn đủ điều kiện thi bằng lái xe B1.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề: Có thể thi bằng lái xe B1 khi bị tật một chân không?”. Hy vọng rằng những thông tin trên có thể mang đến nhiều thông tin về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe cho quý độc giả của csgt. Bên cạnh đó cũng có một phần về điều kiện để kinh doanh vận tải ô tô nếu quý khách hàng quan tâm. Hoặc để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục sang tên nhà đất, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý gây ra thì có được thi bằng lái xe B1 không?

Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý gây ra thì không đủ điều kiện thi bằng lái xe B1.

Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe được quy định tại đâu?

Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe được quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

Nếu đi lái xe thuê thì trách nhiệm của cơ sở thuê đối với việc khám sức khỏe người lái xe là gì?

– Sử dụng lái xe bảo đảm sức khỏe theo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này.
– Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe ô tô thuộc quyền quản lý theo đúng quy định của pháp luật về lao động.
– Thực hiện việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ, đột xuất theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
– Quản lý và theo dõi sức khỏe, hồ sơ sức khỏe của lái xe theo quy định của pháp luật.

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment