Bị giữ bằng lái xe 11 tháng có được lái xe không?

by Anh Vân
Bị giữ bằng lái xe 11 tháng có được lái xe không

Ngày nay vấn đề vi phạm giao thông xảy ra phổ biến ở nước ta. Có những vi phạm giao thông gây hậu quả rất lớn ảnh hưởng đến chính người gây tai nạn và người bị gây tai nạn. Nước ta có những chế tài xử phạt vi phạm luật giao thông như phạt hành chính và kèm thêm hình phạt bổ sung là tước bằng lái hoặc tạm giữ bằng lái. vậy khi bị giữ bằng lái xe 11 tháng có được lái xe không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của CSGT nhé.

CSGT được tạm giữ giấy phép lái xe trong trường hợp nào?

Khi có hành vi vi phạm khi tham gia giao thông thì cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt theo quy định và để đảm bảo cho việc chấp hành hình phạt của người vi phạm thì cảnh sát giao thông xử phạt có thể tạm giữ giấy phép lái xe của người có hành vi vi phạm. Pháp luật quy định về trường hợp tạm giữ giấy phép lái xe như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo quy định tại Khoản 6 và Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Và theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì việc tạm giữ giấy phép lái xe chỉ được áp dụng trong trường hợp để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Như vậy, trong trường hợp xử lý vi phạm giao thông, CSGT có quyền tạm giữ giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm giao thông để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm giao thông theo quy định của pháp luật.

Bị giữ bằng lái xe 11 tháng có được lái xe không

Thời hạn tạm giữ bằng lái xe bao lâu?

Bất kể hành vu vi phạm giao thông nào cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về tai nạn giao thông. Việc xử phạt khi có hành vi vi phạm mang tính chất răn đe, để người tham gia giao thông có ý thức hơn khi tham gia giao thông. Về hình phạt tam giữ bằng lái xe thì sẽ có thời gian tạm giữ nhất định

Thời hạn tạm giữ bằng lái xe được quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi 2020) như sau:

– Thời hạn tạm giữ bằng lái xe không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

– Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc sau:

+ Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn tạm giữ được kéo dài nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

+ Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn tạm giữ được kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

– Thời hạn tạm giữ bằng lái xe được tính từ thời điểm bằng lái xe bị tạm giữ thực tế.

– Thời hạn tạm giữ bằng lái xe không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.

– Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Bị giữ bằng lái xe 11 tháng có được lái xe không?

Theo quy định ngay trên đây thời hạn tối đa nếu có các tình tiết cần giải trình xác minh thu thập chứng cứ thì cảnh sát được tam giữ xe trong vòng không quá 2 tháng. Trường hợp 11 tháng thì đây là trường hợp bị tước bằng lái xe do vậy trong thời hạn bị tước bằng lái xe thì không được lái xe.

Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 về tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn:

“Điều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

  1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Theo đó, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Như vậy, trong thời gian đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì không được phép lái xe tham gia giao thông.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Bị giữ bằng lái xe 11 tháng có được lái xe không?” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo hợp đồng ủy quyền công chứng mua bán nhà đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Đang bị tước giấy phép lái xe mà điều khiển xe ra đường thì bị phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc cá nhân tham gia giao thông khi đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe:
“Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
Theo đó, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép nếu cá nhân vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, nếu bạn điều khiển xe ra đường khi đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì sẽ bị phạt như hành vi không có giấy phép lái xe.

Đi xe máy khi không có giấy phép lái xe thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu?

Căn cứ khoản 5, khoản 7, khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
c) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like