Biển báo hiệu đường 1 chiều và mức xử phạt khi vi phạm

by Anh Lan
Biển báo hiệu đường 1 chiều và mức xử phạt khi vi phạm

Đường một chiều là một loại đường ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Để có thể nhận biết đường một chiều thì ta có thể quan sát các biển báo hiệu đường 1 chiều. Tuy nhiên hiện nay vẫn có một số người chưa biết hay chưa hiểu rõ về các loại biển báo hiệu đường 1 chiều và mức xử phạt khi vi phạm. Vì vậy, hôm nay CSGT sẽ chia sẻ cho mọi người các thông tin liên quan đến vấn đề Biển báo hiệu đường 1 chiều và mức xử phạt khi vi phạm, qua bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý

Đường một chiều là gì, gồm những loại nào?

Đường một chiều là loại đường chỉ cho phép bạn đi một chiều. Nếu đi trên đường bạn sẽ dễ dàng nhận thấy, ở đường một chiều, tất cả các phương tiện đều chỉ đi theo một hướng nhất định, không có một chiếc xe nào đi ngược lại. Nếu đi ngược, chắc chắn bạn sẽ bị phạt.

Biển báo hiệu đường 1 chiều và mức xử phạt khi vi phạm
Biển báo hiệu đường 1 chiều và mức xử phạt khi vi phạm

Ở các thành phố lớn có rất nhiều con đường khác nhau. Đôi khi, bạn không quen thuộc những con phố đó sẽ rất khó nhận biết đâu là đường một chiều. Cho nên, thông thường ở mỗi đầu con đường sẽ gắn một biển báo đường 1 chiều với những ký hiệu rất dễ nhận biết như sau.

Biển báo chỉ dẫn đường một chiều R 407a

Đường một chiều R 407a là một trong những ký hiệu biển báo đường một chiều dễ nhớ nhất với những đặc điểm như:

  • Ý nghĩa của biển báo: Cho phép đi thẳng theo chiều mũi tên ký hiệu trên biển báo. Biển chỉ dẫn phương tiện giao thông chỉ đường đi thẳng một chiều mà không được quay đầu lại (trừ các phương tiện được ưu tiên).
  • Vị trí đặt: Biển báo đặt ở sau ngã ba, ngã tư ở đầu đường. Hết đường một chiều đó sẽ có biển 204 mang ý nghĩa đường hai chiều, tức báo hiệu đường 1 chiều đã hết và cho phép di chuyển hai chiều.
  • Đặc điểm nhận dạng: Biển có màu xanh, ở phía trên là hình mũi tên có máu trắng.

Biển báo chỉ dẫn đường 1 chiều R407b

Cũng là biển báo đường một chiều nhưng R 407b lại là biển chỉ dẫn đi quẹo phải. Tức là từ chỗ bạn nhìn thấy biển nếu quẹo phải thì đường chuẩn bị đi vào sẽ là đường một chiều.

  • Ý nghĩa của biển báo: Đoạn đường quẹo phải sắp tới chỉ cho phép bạn đi một chiều. Nếu bạn đi ngược lại sẽ bị xử phạt hành chính.
  • Vị trí đặt biển: R 407b được đặt ở trước ngã ba và ngã tư chỉ dẫn cho bạn đến đoạn đường một chiều sắp tới.
  • Mô tả biển báo: Biển báo R 407b có nền màu xanh, ở phía trên là hình mũi tên và theo chiều mũi tên thì các phương tiện chỉ có thể đi theo đường mũi tên và cấm quay đầu lại (trừ các phương tiện được ưu tiên).
Biển báo hiệu đường 1 chiều và mức xử phạt khi vi phạm
Biển báo hiệu đường 1 chiều và mức xử phạt khi vi phạm

Biển báo chỉ dẫn đường một chiều R 407c

R 407c cũng là biển chỉ dẫn đường một chiều nhưng là hướng dẫn rẽ trái. Thông tin cụ thể như sau:

  • Ý nghĩa của biển báo: Đoạn đường rẽ trái sắp tới chỉ cho phép bạn đi một chiều.
  • Vị trí đặt biển: Biển R 407c được đặt ở trước ngã ba hoặc ngã tư chỉ dẫn cho bạn đến đoạn đường một chiều sắp tới.
  • Mô tả biển báo: Biển báo R 407c có nền màu xanh, ở phía trên là hình mũi và các phương tiện chỉ có thể đi theo đường mũi tên và cấm quay đầu lại (trừ các phương tiện được ưu tiên).

Biển báo cấm đi ngược chiều 102 

Đây là loại biển báo hiệu đường một chiều áp dụng lệnh cấm đi chiều ngược lại nhằm cấm tất cả các loại xe (gồm xe cơ giới và xe thô sơ). Theo đó các loại xe (trừ xe được ưu tiên) chỉ được đi theo chiều đặt biển

Đối với biển báo đường một chiều 102 thì người đi bộ vẫn có thể đi trên vỉa hè hoặc lề đường. Ở chiều ngược lại là lối đi thuận chiều của xe. Các loại xe sẽ chỉ được phép đi theo chỉ dẫn, cho nên cần có một biển báo đường 1 chiều với số hiệu là R 407a.

Quy định về việc lùi xe trên đường một chiều

Pháp luật hiện hành quy định, các phương tiện tham gia giao thông trên đường một chiều không được phép lùi xe. Những hành vi này có thể sẽ làm cản trở các phương tiện khác đang lưu thông, thậm chí nó còn có thể gây tai nạn bất ngờ.

Theo đó, trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP tại điểm O, khoản 3, Điều 5 thì hành vi lùi xe trên đường một chiều có thể bị xử phạt lên tới 800.000 VNĐ – 1 triệu VNĐ (đối với xe ô tô). Trong khi đó, tại khoản 2, Điều 7 của Nghị định này thì mức phạt sẽ áp dụng với xe máy là 200.000 – 400.000 VNĐ.

Mức xử phạt đối với hành vi đi ngược chiều

Như vậy, theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì hành vi đi ngược chiều là vi phạm luật giao thông và bị xử phạt. Tùy thuộc vào loại phương tiện cũng như tổn thất gây ra mà bạn bị xử phạt ở hình thức khác nhau.

Đối với xe ô tô, các loại xe tương tự

Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành và cho biết, mức xử phạt đối với những người cố tình vi phạm luật giao thông khi điều khiển ô tô đi ngược chiều với đường một chiều như sau:

  • Tại điểm c, khoản 5, Điều 5, xe ô tô đi ngược chiều trong đường một chiều sẽ bị xử phạt từ 3 – 5 triệu VNĐ với người điều khiển phương tiện vi phạm.
  • Tại khoản 7, Điều 5 thì với trường hợp đi ngược chiều và gây tai nạn giao thông thì mức phạt có thể lên đến 10 – 12 triệu VNĐ.

Với xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện

Cũng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt dành cho xe máy, xe máy điện đối với người đi ngược chiều trên đường một chiều như sau:

  • Tại khoản 5, Điều 6 quy định, xe mô tô; gắn máy nếu đi ngược chiều thì mức xử phạt sẽ từ 1 – 2 triệu VNĐ.
  • Khoản 7 Điều 6 của Nghị định quy định, nếu người điều khiển xe mô tô, gắn máy đi ngược chiều gây tai nạn thì mức xử phạt sẽ từ 4 – 5 triệu VNĐ.

Với các loại máy kéo và xe máy chuyên dụng

Đối với người điều khiển máy kéo và xe máy chuyên dụng cũng có mức xử phạt cụ thể. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:

  • Phạt 800.000 VNĐ – 1 triệu VNĐ với người lái máy kéo; xe máy chuyên dụng nếu đi ngược chiều trên đường một chiều (theo khoản 4 Điều 7).
  • Nếu gặp biển báo đường 1 chiều nhưng cố tình đi ngược chiều; và gây tai nạn thì mức xử phạt sẽ là 6 – 8 triệu VNĐ (theo khoản 7, Điều 7).

Với người lái xe đạp, xe đạp điện

Riêng với người đi xe đạp hoặc xe đạp điện thì mức xử phạt sẽ thấp hơn. Theo đó, người điều khiển xe đạp, xe đạp điện nếu đi ngược chiều trên đường một chiều có thể sẽ bị xử phạt từ 200.000 VNĐ – 300.000 VNĐ.

Ngoài ra người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe và tạm giữ phương tiện.

Làm thế nào để đi đúng hướng theo quy định trên đường một chiều?

Đôi khi, không phải lúc nào bạn cũng đi từ điểm bắt đầu nên rất khó nhận biết đâu là chiều đúng. Giả sử, bạn chạy xe ra từ một con ngõ ở giữa đường; không biết đâu là đầu, đâu là cuối và cũng không có một biển báo đường 1 chiều nào. Vậy thì phải làm thế nào? Dưới đây là một số cách hữu hiệu để giúp bạn có thể đi đúng hướng trên đường một chiều.

  • Quan sát xem có xe nào cùng đi với mình không, nếu có hãy đi theo chiều xe đó đang đi. Tuy nhiên, lúc này bạn cũng phải quan sát xem chiều ngược lại có phương tiện lưu thông không. Nếu chiều ngược lại có nhiều phương tiện lưu thông hơn thì rất có thể chiều bạn đang đi bị cấm.
  • Hãy chú ý biểu hiện của những người xung quanh. Nếu bạn đi ngược chiều thì chắc chắn sẽ có nhiều ánh mắt nhìn vào bạn. 
  • Hỏi thăm những người xung quanh xem đâu là chiều đúng trước khi quyết định chạy xe.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Biển báo hiệu đường 1 chiều và mức xử phạt khi vi phạm“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là đi ngược chiều?

Đi ngược chiều là việc mà người điều khiển phương tiện giao thông đi ngược lại chiều của đoạn đường 1 chiều; hoặc là đi ngược chiều tại nơi có biển là “cấm đi ngược chiều”; theo đó hành vi này được xác định là hành vi vi phạm pháp luật; và tùy thuộc vào loại phương tiện điều khiển; và một số tình tiết liên quan sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Thứ tự của các xe ưu tiên theo quy định của pháp luật hiện hành

– Xe cứu hỏa đang trên đường đi làm nhiệm vụ.
– Xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp của lực lượng quân sự; công an hoặc đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường đi phía trước.
– Xe cứu thương của các bệnh viện đang tiến hành nhiệm vụ cấp cứu.
– Xe tiến hành hộ đê, các phương tiện đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố do thiên tai; dịch bệnh hoặc đi làm những nhiệm vụ có tính chất khẩn cấp được pháp luật quy định.
– Đoàn xe tang lễ.

Xe máy có được đi vào cao tốc không?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người; phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment