Biển báo làn đường dành cho xe khách như thế nào?

by Vượng Gia
Biển báo làn đường dành cho xe khách như thế nào?

Xin chào Luật sư, hiện nay tôi đang có thắc mắc về việc kinh doanh dịch vụ vận tải xe khách và quy định về biến báo, mong được luật sư tư vấn giúp. Cụ thể tôi thắc mắc rằng biển báo làn đường dành cho xe khách như thế nào? Trong trường hợp, tôi muốn kinh doanh vận tải hành khách thì sẽ cần đáp ứng những điều kiện gì? Khu vực đón, trả khách tại bến xe khách phải tuân thủ những quy định gì? Mong luật sư giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến CSGT, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp về thắc mắc nêu trên nhé.

Căn cứ pháp lý

 Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3, 4 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP) thì điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bao gồm:

– Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng tính từ năm sản xuất như sau:

+ Đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét: không quá 15 năm;

+ Đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống: không quá 20 năm.

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);

– Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất);

– Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng tính từ năm sản xuất như sau:

+ Đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 km: không quá 15 năm;

+ Đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 km trở xuống: không quá 20 năm.

Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).

Ngoài ra, khoản 4 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP còn bổ sung thêm 02 điều kiện áp dụng với việc kinh doanh vận tải bao gồm:

– Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách;

– Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

Biển báo làn đường dành cho xe khách như thế nào?

Biển 413aĐường phía trước có làn đường dành cho ô tô khách

Đặc điểm biển 413: Hình vuông, nền xanh lam có viền trắng, Nội dung màu trắng để chỉ dẫn.

Biển báo làn đường dành cho xe khách như thế nào?

Để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết đường phía trước có làn đường dành riêng cho ô tô khách theo chiều ngược lại, phải đặt biển số I.413a “Đường phía trước có làn đường dành cho ô tô khách”. Biển được đặt ở nơi đường giao nhau đầu đường một chiều mà hướng ngược chiều có ô tô khách được phép chạy.

Trường hợp người điều khiển xe khách bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn có bị phạt hay không?

Căn cứ điểm b khoản 5 và điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm d Khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) như sau:

“…

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Để người lên, xuống xe khi xe đang chạy;

b) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;

c) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;

d) Xếp hành lý, hàng hóa trên xe làm lệch xe;

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 7a Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 6, điểm b khoản 7 Điều này bị tịch thu phù hiệu (biển hiệu) đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp chở hành khách) buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm l khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.”

Như vậy, trong trường hợp bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Khu vực đón, trả khách tại bến xe khách phải tuân thủ những quy định gì?

Theo tiết 2.3.3 tiểu mục 2.3 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 45:2012/BGTVT về bến xe khách quy định như sau:

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.3. Quy định về diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình

2.3.3. Quy định khu vực đón, trả khách:

a) Khu vực xe đón khách phải được bố trí gần với khu vực phòng chờ và khu vực bán vé để bảo đảm thuận tiện cho hành khách đi xe;

b) Khu vực xe đón khách phải có biển hiệu chỉ dẫn để bảo đảm hành khách đi xe dễ dàng nhận biết đúng vị trí xe chờ đón khách;

c) Khu vực trả khách phải bố trí riêng biệt với khu vực đón khách, thuận tiện cho hành khách đến phòng chờ hoặc đi ra khỏi khu vực bến xe khách và gần với các điểm dừng đón khách của các loại hình vận tải khách công cộng có kết nối với bến xe khách;

d) Các vị trí cho xe đỗ để đón, trả khách phải được phân định rõ bằng vạch sơn.

Đối với các bến xe khách có tuyến quốc tế phải bố trí khu vực riêng cho xe vận chuyển khách trên các tuyến quốc tế đón, trả khách và phải có biển hiệu “Khu vực đón, trả khách Quốc tế” bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Đối với các bến xe khách có tuyến xe buýt, taxi hoạt động trong khu vực bến, bến xe phải bố trí khu vực dành riêng cho xe buýt, xe taxi đón, trả khách. Diện tích khu vực này không được tính vào diện tích tối thiểu của bến xe khách quy định cho từng loại bến tại Quy chuẩn này.

Như vậy, khu vực xe đón khách phải được bố trí gần với khu vực phòng chờ và khu vực bán vé để bảo đảm thuận tiện cho hành khách đi xe;

Khu vực xe đón khách phải có biển hiệu chỉ dẫn để bảo đảm hành khách đi xe dễ dàng nhận biết đúng vị trí xe chờ đón khách;

Phải được bố trí riêng biệt với khu vực đón khách, thuận tiện cho hành khách đến phòng chờ hoặc đi ra khỏi khu vực bến xe khách và gần với các điểm dừng đón khách của các loại hình vận tải khách công cộng có kết nối với bến xe khách;

Các vị trí cho xe đỗ để đón, trả khách phải được phân định rõ bằng vạch sơn.

Ngoài ra, đối với các bến xe khách có tuyến quốc tế phải bố trí khu vực riêng cho xe vận chuyển khách trên các tuyến quốc tế đón, trả khách và phải có biển hiệu “Khu vực đón, trả khách Quốc tế” bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Bên cạnh đó, đối với các bến xe khách có tuyến xe buýt, taxi hoạt động trong khu vực bến, bến xe phải bố trí khu vực dành riêng cho xe buýt, xe taxi đón, trả khách. Diện tích khu vực này không được tính vào diện tích tối thiểu của bến xe khách.

Thông tin liên hệ:

CSGT sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề ” hoặc các dịch vụ khác liên quan như thủ tục Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Lỗi sai làn với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (trước đây bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng).
Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 04 – 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng.

Lỗi đi sai làn đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng; tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng (trước đây bị phạt từ 200.000 – 400.000 đồng).
Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 06 – 08 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng.

Lỗi đi sai làn đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện bị phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng (trước đây bị phạt từ 50.000 – 60.000 đồng).

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like