Biển cấm đi ngược chiều có được rẽ trái không?

by SEO Tài
Biển cấm đi ngược chiều có được rẽ trái không

Biến báo cũng giống với đèn giao thông dùng để hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành một cách dễ dàng những hiệu lệnh trên đường, nhờ đó mà các phương tiện đi được đúng những phần đường dành cho mình và giúp cho giao thông Việt Nam có trật tự, quy tắc khi lưu thông. Biển cấm là loại biển thông dụng và được sử dụng rộng rãi với màu đỏ nổi bật dễ dàng nhạn thấy. Nên việc chấp hành biển cấm cần được chấp hành nghiêm chỉnh để tránh xảy ra những va chạm không đáng có khi đã được cảnh báo trước. Vậy một vấn đề liên quan đến biển cấm là : “Biển cấm đi ngược chiều có được rẽ trái không?” sẽ được CSGT giải đáp trong bài viết này.

Hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ 2008

Quy định về chấp hành biển báo hiệu đường bộ tại Việt Nam như thế nào?

Theo quy định tại Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:
– Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
– Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
– Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
– Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Ý nghĩa của biển báo Cấm đi ngược chiều

Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuộc quốc gia về báo hiệu đường bộ. Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều. Biển báo “Cấm đi ngược chiều” có ý nghĩa để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường.

Chiều đi ngược lại với chiều đặt biển “Cấm đi ngược chiều” là lối đi thuận chiều, các loại xe được phép đi do đó sẽ đặt biển chỉ dẫn đường một chiều (I.407 a) hoặc biển chỉ dẫn R302 a hoặc R302 b ở đầu dải phân cách.

Biển báo “Cấm đi ngược chiều” thuộc nhóm biển báo cấm, có dạng hình tròn, viền đỏ, có một gạch ngang màu trắng ở giữa hình tròn.

Biển cấm đi ngược chiều có được rẽ trái không
Biển cấm đi ngược chiều có được rẽ trái không?

Đi vào đường có biển cấm đi ngược chiều bị xử phạt thế nào?

Khi có biển báo “cấm đi ngược chiều” cắm ở đầu đường thì điều đó đồng nghĩa với việc người điều khiển phương tiện sẽ không được đi vào theo chiều cắm biển, người điều khiển xe đi từ chiều ngược lại chiều cắm biển “cấm đi ngược chiều” cũng sẽ không được phép quay đầu trong tuyến đường này. Nếu đi vào làn đường có cắm biển “cấm đi ngược chiều” không thuộc trường hợp các xe được phép theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

  • Đối với người điều khiển xe ô tô: Theo quy định tại Điều 5 khoản 5 điểm c, hành vi đi ngược chiều trên đường có biến “cấm đi ngược chiều” bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng; Trường hợp xe ô tô đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều” mà gây tai nạn giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng (điểm a khoản 7 Điều 5). Người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Lưu ý thêm: Trường hợp xe ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc (không phải xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp) thì mức phạt là 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng (điểm a khoản 8 Điều 5)

  • Đối với người điểu khiển xe máy: Phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu (điểm a khoản 5 Điều 6), tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng – 03 tháng. Đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều” gây tai nạn bị phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu (điểm b khoản 7 Điều 6), tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng – 04 tháng.
  • Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng (điểm c khoản 4 Điều 7) tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 tháng đến 03 tháng; Nếu gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (điểm a khoản 7 Điều 7) và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 02 tháng đến 04 tháng.
  • Đối với người điều khiển xe đạp: phạt tiền từ 300 nghìn đến 400 nghìn đồng (điểm c khoản 3 Điều 8).

Có thể thấy, mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ đã tăng đáng kể theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP so với quy định trước đó tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Việc tăng mức tiền phạt này cũng nhằm mục đích để người tham gia giao thông nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ. Không vi phạm sẽ không bị phạt tiền hơn thế nữa còn tránh được nguy cơ gây tai nạn thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

Biển cấm đi ngược chiều có được rẽ trái không?

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, biển báo cấm đi ngược chiều để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe ưu tiên được liệt kê tại Khoản 2 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ bao gồm: Xe chữa cháy; xe quân sự, xe công an đi, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương; xe hộ đê… đi làm nhiệm vụ. Riêng người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường. Như vậy, tất cả các phương tiện đều không được phép đi ngược chiều vào đoạn đường có đặt biển báo này ở đầu, trừ các xe ưu tiên kể trên.

Hướng di chuyển cùng với chiều đặt biển báo là hướng bị cấm, hướng di chuyển ngược với chiều đặt biển báo là hướng được phép đi.

Mặc dù không có quy định nơi có biển cấm đi ngược chiều thì không được phép rẽ trái. Nên về mặt lý thuyết thì mặc dù có biển cấm đi ngược chiều thì vẫn được phép rẽ trái.

Phương tiện nào được phép đi vào đường có biển “cấm đi ngược chiều”?

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì các phương tiện sau đây được phép đi vào đường ngược chiều khi đi làm nhiệm vụ và phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định:

(i) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

(ii) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

(iii) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

(iv) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Biển cấm đi ngược chiều có được rẽ trái không” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới làm sổ đỏ nhà đất bao nhiêu tiền… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Dấu hiệu nhận biết biển báo cấm đi ngược chiều?

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, biển báo cấm đi ngược chiều được ký hiệu là P.102. Biển báo này có hình tròn, nền đỏ và một gạch ngang to màu trắng ở giữa.
Biển báo Cấm đi ngược chiều được làm bằng tôn mạ kẽm, có màng phản quang nên nếu di chuyển trong điều kiện trời tối hoặc thời tiết xấu, người tham gia giao thông vẫn có thể nhận diện được.
Biển báo cấm đi ngược chiều được đặt ở đầu các tuyến đường một chiều nên còn có thể hiểu là biển báo đường một chiều.

Hiệu lệnh của CSGT khác với biển báo giao thông thì chấp hành thế nào?

Người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
– Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
– Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
– Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment