Cách vượt xe trên cao tốc theo quy định

by Thanh v
Cách vượt xe trên cao tốc theo quy định

Việc vượt xe khi tham gia giao thông theo nhiều người thì có vẻ đơn giản, tuy nhiên trên thực tế thì lại không hẳn như vậy. Việc quy định tốc cho độ cho phép trên các làn đường đối với từng loại đường là rất khác nhau, do đó không phải đối với loại hình đường bộ nào cũng có thể vượt xe giống như nhau trên các làn đường, đặc biệt là đối với đường cao tốc.  Nếu đường cao tốc quy định tốc độ tối đa ở các làn như nhau thì thực hiện việc vượt xe là rất đơn giản nhưng có quy định làn trong cùng (sát dải phân cách) cho phép chạy tối đa 100 km/h, làn kế bên chỉ cho chạy tối đa 80 km/h. Như vậy khi đang chạy ở làn trong cùng (tốc độ tối đa cho phép 100 km/h) nhưng phía trước có xe chạy 85 km/h và không chịu nhường đường thì làm thế nào? Đó là trường hợp mà rất nhiều tài xế sẽ gặp phải. Vậy làm thế nào để có thể có cách vượt xe cao tốc theo quy định mà không bị phạm lỗi? Hãy theo dõi bài viết sau, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn nhé!

Căn cứ pháp lý

Có được vượt phải trên cao tốc?

Có thực tế là tình trạng xe đi làn trái trong cùng đi với tốc độ chậm nhưng khi có xe sau xin vượt trái lại không cho vượt, nhất là xe tải. Đây là một vấn đề thuộc phạm trù văn hoá giao thông mà các tài xế cần thay đổi khi đi trên đường cao tốc. Do vậy người tham gia giao thông cần nâng cao ý thức và hành xử thật văn minh, đừng bao giờ cản trở những xe phía sau vượt nếu đủ điều kiện nhường đường. Phần lớn những người từng lái trên cao tốc đều ít nhất một lần trong đời phải thực hiện những pha vượt phải “bất đắc dĩ” khi xe phía trước đi chậm nhưng không chịu nhường đường. Vậy theo quy định hiện hành, có được phép vượt phải hay không?

Theo Luật giao thông đường bộ hiện hành thì khi vượt xe tài xế chỉ được phép vượt ở bên trái, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 14 luật này, cụ thể:

Điều 14. Vượt xe

….

4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;

c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Như vậy, đối với đường cao tốc thông thường làn đường bên trái có quy định tốc độ chậm hơn so với làn bên phải nên các tài xế chủ yếu vượt làn phải, tuy nhiên theo Luật giao thông đường bộ 2008 thì các tài xế không được vượt bên phải các phương tiện khác trên cao tốc trừ các trường hợp như đã nêu ở trên.

Cách vượt xe trên cao tốc theo quy định

Bên cạnh vấn đề tài xế được phép vượt phải với các trường hợp như đã nêu ở trên, thì còn cần phải chú ý những điểm sau khi vượt xe trên cao tốc:

Điều 14. Vượt xe

2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;

c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

Như vậy nếu có một chiếc xe đi làn bên trái, trong cùng đi chậm, cần bảo đảm xe phía sau đang cách một khoảng an toàn, quan sát vạch kẻ đường để bảo đảm đoạn đường đó được phép chuyển làn, bật xi-nhan phải, thận trọng cho xe chuyển sang làn bên phải, tắt xi nhan và tăng tốc độ sao cho bảo đảm không vượt quá tốc độ quy định.

Vượt xe trên cao tốc sai quy định sẽ bị xử lý như thế nào?

Đối với trường hợp vượt xe sai quy định đối với các phương tiện khi tham gia hoạt động giao thông đường bộ nói chung và tham gia giao thông trên đường cao tốc nói riêng, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã có mức phạt cụ thể như sau:

Đối với xe ô tô

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;

Đối với xe mô tô, xe gắn máy

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Vượt bên phải trong trường hợp không được phép;

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;

Đối với xe máy kéo và xe máy chuyên dùng

Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Tránh xe, vượt xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

Vượt xe trên cao tốc gây tai nạn bị xử phạt ra sao?

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với từng loại xe trong trường hợp vượt xe gây tai nạn trên cao tốc, cụ thể như sau:

Đối với xe ô tô

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;

Đối với xe mô tô, xe gắn máy

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

Đối với xe máy kéo và xe máy chuyên dùng

Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này;

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề; “ Cách vượt xe trên đường cao tốc theo quy định“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Không nhường đường cho xe xin vượt có bị sao không?

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện giao thông không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 2 triệu đồng (tùy thuộc vào loại phương tiện điều khiển). Cụ thể như sau:
– Đối với ôtô và các loại xe tương tự ôtô
+ Căn cứ điểm h khoản 4 điều 5, mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng áp dụng với lỗi không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn.
+ Căn cứ điểm b khoản 11 điều 5, ngoài việc bị phạt tiền nêu trên, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ một tháng đến 3 tháng.
+ Căn cứ điểm c khoản 11 điều 5, trường hợp vi phạm quy định này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
– Đối với xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy
+ Căn cứ điểm e khoản 2 điều 6, mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng với lỗi không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn.
+ Căn cứ điểm c khoản 10 điều 6, trường hợp vi phạm quy định này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
– Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác
+ Căn cứ khoản 2 điều 8, mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng với lỗi không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở với xe cơ giới xin vượt.

Đi xe đạp vào đường cao tốc bị xử lý như thế nào?

Tại điểm a khoản 4 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
“Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;“
Như vậy, trường hợp người đi xe đạp đi vào đường cao tốc mà không phải người, phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc thì sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment