Gây tai nạn chết người nhưng không có lỗi có bị làm sao không?

by Anh Lan
Gây tai nạn chết người nhưng không có lỗi có bị làm sao không?

Chào Luật sư, tôi có chồng làm tài xế taxi. Vừa qua, chồng tôi có lái xe đâm vào một người khiến người đó bị chết nhưng chồng tôi hoàn toàn không có lỗi gì, là người đó tự lao vào xe chồng tôi. Vậy nên tôi muốn hỏi luật sư là gây tai nạn chết người nhưng không có lỗi có bị làm sao không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ của chúng tôi. Về vấn đề trên, CSGT xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Gây tai nạn chết người sẽ bị xử lý ra sao?

Trường hợp này có thể phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo căn cứ tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015.

Cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi vi phạm quy định về giao thông đường bộ gây tai nạn (tai nạn giao thông khi đang điều khiển xe máy, lái xe ô tô) chết người theo Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về ”Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Khung hình phạt cho tội danh này có thể lên đến phạt tù 15 năm.

Gây tai nạn nhưng không có lỗi có phải bồi thường không?

Căn cứ bồi thường thiệt hại

Điều 584 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự như sau:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Phương tiện giao thông vận tải cơ giới được xác định là một nguồn nguy hiểm cao độ, do đó căn cứ Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, căn cứ các quy định trên thì trường hợp bên bị thiệt hại hoàn toàn lỗi thì sẽ không được bồi thường phần thiệt hại. Do đó, việc gây tai nạn nhưng không có lỗi sẽ không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Gây tai nạn chết người nhưng không có lỗi có bị đi tù không?

Gây tai nạn chết người nhưng không có lỗi có bị đi tù không?
Gây tai nạn chết người nhưng không có lỗi có bị đi tù không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Theo quy định trên, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ mà làm chết người thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự

Như vậy, trường hợp gây tai nạn chết người nhưng không có lỗi, không vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thì sẽ không phải chịu TNHS về tội trên hay không bị đi tù.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Gây tai nạn chết người nhưng không có lỗi có bị làm sao không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm?

Theo quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Nguồn nguy hiểm cao độ là gì?

Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật do đặc tính của nó nên trong quá trình chiếm hữu, khai thác, quản lý, vận chuyển chúng luôn chứa đựng tiềm ẩn những nguy hiểm khách quan, dễ xảy ra thiệt hại ở mức độ lớn cho những người xung quanh. Theo quy định tại khoản 1 điều 601 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment