Cần mang theo những giấy tờ gì khi tham gia giao thông?

by Thu Hoai
Cần mang theo những giấy tờ gì khi tham gia giao thông?

Chào Luật sư. Tôi năm nay vừa đủ tuổi để tham gia giao thông. Hiện ại tôi đã có giấy phép lái xe theo quy định. Tuy nhiên, khi ra đường tôi chỉ mang theo giấy phép lái xe. Tôi không rõ mình cần mnag theo những giấy tờ gì cho đầy đủ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi cần mang theo những giấy tờ gì khi tham gia giao thông? Rất mong nhận được phản hồi!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi! Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Cần mang theo những giấy tờ gì khi tham gia giao thông?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải mang theo các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký xe
  • Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (thường gọi là bảo hiểm xe máy).

Nếu không có hoặc không mang theo một trong các loại giấy tờ trên đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể như sau:

Giấy đăng ký xe

 Đối với ô tô và các xe tương tự xe ô tô

  • Không có Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (điểm a khoản 4 Điều 16). Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 6 Điều 16). Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (điểm e khoản 1 Điều 82). Trường hợp nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện (điểm đ khoản 6 Điều 16).
  • Không mang theo Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 21).

           Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

  • Không có Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 17). Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (điểm g khoản 1 Điều 82). Ngoài ra nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện (điểm đ khoản 4 Điều 17).
  • Không mang theo Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (điểm b khoản 2 Điều 21).

         Đối với xe thô sơ không có đăng ký, không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải đăng ký và gắn biển số): Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (khoản 1 Điều 18).

   Đối với xe máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng

  • Không có Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (điểm d khoản 2 Điều 19). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 3 Điều 19) và tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Ngoài ra nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện (điểm d khoản 3 Điều 19).

  • Không mang Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (điểm a khoản 3 Điều 21).

Giấy phép lái xe

Đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô:

  • Không có Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (điểm b khoản 8 Điều 21). Ngoài ra bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết đinh xử phạt.  
  • Không mang theo Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (điểm a khoản 3 Điều 21). Trừ trường hợp Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (điểm c khoản 8 Điều 21). Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (điểm i khoản 1 Điều 82).

Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

Không có Giấy phép lái xe:

  • Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng (điểm a khoản 5 Điều 21). Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (điểm i khoản 1 Điều 82).
  • Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (điểm b khoản 7 Điều 21). Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (điểm i khoản 1 Điều 82).

Đối với xe máy chuyên dùng

  • Không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (khoản 2 Điều 22).
  • Không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về thông đường bộ: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 22).

Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

 Xe ô tô

  • Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc): Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (điểm e khoản 5 Điều 16).
  • Không mang Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (điểm c khoản 3 Điều 21).

 Xe máy kéo

  • Không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc): Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (điểm c khoản 2 Điều 19) và bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
  • Không mang theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định): Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (điểm c khoản 3 Điều 21).

Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô:

Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (điểm b khoản 4 Điều 21).

Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 21).

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cần mang theo những giấy tờ gì khi tham gia giao thông?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Mất bằng lái xe ôtô có phải thi lại?

Nếu mất bằng lái lần đầu, tài xế sẽ được chấp nhận cấp lại bằng lái xe mà không phải thi lại lý thuyết và thực hành.
Nếu mất bằng lái xe lần thứ hai, sau 2 năm từ khi cấp lại bằng lái lần thứ nhất, bạn cũng sẽ được cấp bằng lái xe mà không phải thi lại lý thuyết và thực hành.
Nếu mất bằng lái xe lần thứ hai, trong vòng 2 năm từ khi cấp lại bằng lái lần thứ nhất, bạn phải thi lại lý thuyết.
Nếu mất bằng lái xe lần thứ ba trong vòng 2 năm, bạn phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.

Sử dụng ô khi đi xe đạp bị phạt bao nhiêu?

Với hành vi vi phạm sử dụng ô khi điều khiển; ngồi trên xe đạp, tại Điểm h; Khoản 1; Điều 8; Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định như sau: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng

Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt bị phạt bao nhiêu?

Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
k) Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

Rate this post

You may also like

Leave a Comment