Những trường hợp được phép xử phạt vi phạm luật giao thông tại chỗ

by Thu Hoai
Những trường hợp được phép xử phạt vi phạm luật giao thông tại chỗ

Hiện nay, tình trạng vi phạm luật giao thông khá phổ biến mặc dụ hệ thống pháp luật về giao thông đường bộ khá chặt chẽ. Để thuận tiện cho người dân nộp phạt vi phạm giao thông, hiện nay có rất nhiều hình thức nộp phạt. Một trong những cách xử phạt đó là xử phạt tại chỗ. Vậy những trường hợp được phép xử phạt vi phạm luật giao thông tại chỗ là những trường hợp nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khi nào được nộp phạt tại chỗ?

Cần phải lưu ý rằng, nộp phạt tại chỗ ở đây khác với việc đút lót, đưa hối lộ cho các chiến sĩ cảnh sát giao thông. Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Những lỗi vi phạm giao thông được xử phạt tại chỗ?

Theo quy định pháp luật hiện nay, những lỗi vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Những lỗi vi phạm có mức sử phạt dưới 250.000 đồng theo Nghị định 100 như sau:

Các lỗi xử phạt tại chỗ đối với xe mô tô, xe gắn máy

1) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường

2) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;

3) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước; hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;

4) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho

5) Chuyển hướng không nhường đường.

6) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

7) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);

8) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm e khoản 2 Điều này;

9) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;

10) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;

11) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau;

12) Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;

13) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau

14) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;

15) Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe

16) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

17) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;

18) Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển;

19) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng; 20) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;

21) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn; …

Bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng theo Điều 6 Nghị định 100 của Chính phủ.

Các lỗi xử phạt tại chỗ đối với xe ô tô:

1) Điều khiển xe không có kính chắn gió hoặc có nhưng vỡ hoặc có nhưng không có tác dụng (đối với xe có thiết kế lắp kính chắn gió).

2) Điều khiển xe không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh lưu thông trong đô thị. (Khoản 1 Điều 20)

3) Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở khách.

4) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường

5) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước

6) Chuyển hướng không nhường đường

7) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

8) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;

9) Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; điều khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định;

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Những trường hợp được phép xử phạt vi phạm luật giao thông tại chỗ”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ?

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng.

Địa điểm nộp phí đường bộ là ở đâu?

Các trạm đăng kiểm xe cơ giới gần nhất: Đây là nơi các chủ phương tiện thường lựa chọn vì có thể nộp cùng với phí bảo trì.
– Các trạm thu phí đường bộ trên quốc lộ: Người lái nên phân biệt với trạm thu phí cầu đường để tránh nhầm lẫn.
– Các trụ sở Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn, quận/huyện gần nhất. 

Cần mang theo những giấy tờ gì khi tham gia giao thông?

Giấy đăng ký xe
– Giấy phép lái xe
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment