Cảnh sát cơ động được quyền xử phạt vi phạm hành chính những lỗi nào?

by Thanh v
Cảnh sát cơ động được quyền xử phạt vi phạm hành chính những lỗi nào?

Buổi tối, tôi đi xe máy đèo bạn ra đường. Khi lên xe tôi có đội MBH còn bạn tôi thì không. Đến đoạn gần đường Xã Đàn – Kim Liên mới (Hà Nội) thì bị cảnh sát cơ động dừng xe kiểm tra, lập biên bản hai lỗi: “Người điều khiển xe mô tô chở người ngồi sau không đội MBH” và “Người ngồi sau xe không đội MBH”, sau đó, yêu cầu tôi nộp phạt tại chỗ. Xin hỏi, cảnh sát cơ động phạt hai lỗi thế đúng hay sai?

Thường thì lực lượng cảnh sát cơ động sẽ túc trực theo ca, ca 1 từ 21h đến 01h ngày hôm sau, ca 2 bắt đầu từ 01h sáng đến 05 giờ sáng. Vào mùa đông, thời gian kết thúc của ca 1 là 02h sáng,  đêm để đảm bảo các vấn đề về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trường hợp nếu thấy họ xuất hiện trước 21h đêm bao gồm cả ban ngày là họ được thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ. Nhưng việc thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cảnh sát giao thông chỉ áp dụng ở các thành phố lớn.

Bởi số lượng CSGT trên phạm vi của một địa phương hiện nay có hạn, không thể nào quán xuyến hết nhiệm vụ trên một phạm vi rộng trong khoảng thời gian 24/24h. Do đó CSCĐ sẽ là lực lượng có nhiệm vụ hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh ngăn ngừa tội phạm trong cộng đồng xã hội.

Vậy theo như quy định hiện nay, cảnh sát cơ động được quyền xử phạt vi phạm hành chính những lỗi nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Cảnh sát cơ động là gì?

Cảnh sát cơ động là một cá nhân giữ một chức vị nhất định thuộc Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động của Bộ Công An Việt Nam thực hiện các chức năng, quyền hạn được cấp trên giao để nhằm mục đích chính là đảm bảo an ninh trật tự quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội, an toàn xã hội và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật hiện hành. Cảnh sát cơ động là một thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng với toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Hiểu một cách đơn giản thì cảnh sát cơ động là những người phục vụ nhân dân, quản lý và xử phạt những hành vi vi phạm luật giao thông để đảm bảo sự an toàn cùng trật tự giao thông trên từng địa bàn.

Cùng với các lực lượng vũ trang khác đây cũng là một trong những lực lượng vũ trang nòng cốt, sẵn sàng bảo vệ an ninh tổ quốc, an toàn xã hội cũng như bảo vệ nhân dân trong mọi tình huống tiềm ẩn nguy hiểm có thể xảy ra trên thực tế.

Nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát cơ động

Theo quy định tại điều 7 của Pháp lệnh số 08/2013/UBTVQH13 cảnh sát cơ động quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 có nội dung như sau:

– Cảnh sát cơ động sẽ tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an về công tác vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động.

– Cảnh sát cơ động có trách nhiệm thực hiện phương án tác chiến chống hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí; giải tán các vụ gây rối, biểu tình trái pháp luật.

– Cảnh sát cơ động có trách nhiệm tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiến hành một số hoạt  động  điều tra theo quy  định của pháp luật.

– Cảnh sát cơ động có trách nhiệm tổ chức bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, chuyến hàng  đặc biệt, hội nghị, sự kiện quan trọng theo danh mục do Chính phủ quy định.  

– Cảnh sát cơ động có trách nhiệm phải tham gia bảo vệ phiên tòa, dẫn giải bị can, bị cáo và hỗ trợ việc bảo vệ trại giam, trại tạm giam, thi hành các bản án hình sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

– Cảnh sát cơ động có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ; xây dựng, diễn tập các phương án tác chiến, phương án tuần tra, bảo vệ mục tiêu theo chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động.

– Cảnh sát cơ động có trách nhiệm tổ chức quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ.

– Cảnh sát cơ động phải thực hiện nghi lễ trong Công an nhân dân.

– Tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai.

– Tham gia, phối hợp với các lực lượng, đơn vị, địa phương nơi đóng quân xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

– Cảnh sát cơ động có quyền được huy động người, phương tiện của cá nhân, tổ chức trong tình thế cấp thiết xử lý các tình huống được quy định tại khoản 2 Điều này hoặc để đuổi bắt người và phương tiện vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn.

– Trưng dụng tài sản phục vụ hoạt động của Cảnh sát cơ động theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

– Cảnh sát cơ động có quyền được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế, bản vẽ công trình và được vào nơi ở của cá nhân, trụ sở cơ quan, tổ chức để giải cứu con tin, trấn áp hành vi khủng bố và tội phạm có sử dụng vũ khí. Việc vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Cảnh sát cơ động có trách nhiệm quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ hoạt động của Cảnh sát cơ động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

– Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Pháp lệnh cũng đưa ra quy định: Cảnh sát cơ động thuộc lực lượng Công an nhân dân và là lực lượng nòng cốt được thực hiện biện pháp vũ trang nhằm bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Cảnh sát cơ động sẽ được ưu tiên trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thủy, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và trang thiết bị đặc chủng chuyên dụng hiện đại khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Như vậy, hiện nay, pháp luật nước ta cũng đã quy định chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động tại Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội. Các chiến sĩ cơ động cần thực hiện nghiêm túc các nhiệm vục và quyền hạn của mình để bảo vệ an ninh tổ quốc, an toàn xã hội cũng như bảo vệ nhân dân trong mọi tình huống tiềm ẩn nguy hiểm có thể xảy ra trên thực tế.

Cảnh sát cơ động được quyền xử phạt vi phạm hành chính những lỗi nào?

Cảnh sát cơ động được quyền xử phạt vi phạm hành chính những lỗi nào?
Cảnh sát cơ động được quyền xử phạt vi phạm hành chính những lỗi nào?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 74 Nghị định 100, sửa đổi bởi điểm b khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt của Cảnh sát cơ động

Đối với ô tô

STTLỗiMức phạt
1– Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm- Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau300.000 – 400.000 đồng
2– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m- Dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước- Rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe- Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường- Dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”400.000 – 600.000 đồng
3– Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư- Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt- Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa- Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”- Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”- Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần- Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép800.000 – 01 triệu đồng
4– Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển- Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ- Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông- Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt- Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định02 –  triệu đồng
5– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông- Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”- Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ04 –  triệu đồng
6– Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở06 – 08 triệu đồng
7– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng

– Chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ

– Dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường
 
10 – 12 triệu đồng
8Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở16 – 18 triệu đồng
9– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ30 – 40 triệu đồng

Đối với xe máy

STTLỗiMức phạt
1– Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù)- Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư100.000 – 200.000 đồng
2– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường- Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật- Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt…- Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật300.000 – 00.000 đồng
3– Chở theo từ 03 người trở lên trên xe- Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư- Dừng xe, đỗ xe trên cầu- Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông- Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn- Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển- Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái- Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định- Điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác- Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần- Chở người ngồi trên xe không đội ”mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội ”mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật400.000 – 600.000 đồng
4– Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định- Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định- Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông- Người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính00.000 – 01 triệu đồng
5Người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”01 – 02 triệu đồng
6– Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở02 – 03 triệu đồng
7Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở04 – 05 triệu đồng
8– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe- Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị- Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh- Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định- Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ06 – 08 triệu đồng

Ngoài Cảnh sát cơ động, những lỗi trên còn thuộc thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Cảnh sát cơ động được quyền xử phạt vi phạm hành chính những lỗi nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cảnh sát giao thông đi một mình có được xử phạt không?

Khoản 1, Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định cụ thể 4 trường hợp CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát như sau:
Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về GTĐB và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện GTĐB, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác (văn bản này phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp).
Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy, khi dừng phương tiện để kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm, CSGT sẽ xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật bằng việc tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính hoặc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ đối với người vi phạm.
Thông tư 65 không có điều khoản nào quy định về số lượng thành viên để thành lập tổ tuần tra, kiểm soát giao thông; không bắt buộc đội tuần tra giao thông phải có từ 2 người trở lên.
Chính vì vậy, CSGT đi một mình vẫn có quyền dừng xe để xử phạt vi phạm nếu đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu của cảnh sát cơ động được thực hiện trong trường hợp nào?

Việc kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu được tiến hành trong các trường hợp sau:
a) Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;
b) Khi có căn cứ để cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy;
c) Khi phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị truy tìm.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment