Mức tiền phải nộp để bảo lãnh xe vi phạm giao thông năm 2022

by Trang Thu
Mức tiền phải nộp để bảo lãnh xe vi phạm giao thông năm 2022

Trong nhiều trường hợp vi phạm giao thông sẽ bị giữ phương tiện để đảm bảo an toàn trật tự hay đây cũng là một trong những hình thức xử phạt. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp; vừa tạo điều kiện cho chủ thể vi phạm; vừa thuận tiện cho cơ quan có thẩm quyền; nếu chủ thể vi phạm đáp ứng đủ điều kiện sẽ được thực hiện bảo lãnh xe? Vậy bảo lãnh là gì? Mức tiền phải nộp để bảo lãnh xe vi phạm giao thông là bao nhiêu? Luật sư X sẽ giải đáp thông qua bài viết dưới đay. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Bảo lãnh là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 335 Bộ luật dân sự; biện pháp bảo lãnh được quy định như sau:

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Bảo lãnh là một trong chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong đó; người thứ ba dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của người khác.

Do đó; trong biện pháp bảo lãnh; bên đảm bảo không phải là bên có nghĩa vụ được đảm bảo; đồng thời, không chỉ có hai chủ thể chính mà có ba chủ thể; đó là: bên bảo lãnh; bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh.

Nội dung của bảo lãnh:

Căn cứ theo Điều 340 Bộ luật dân sự năm 2015

“Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình; thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Trường hợp bị tạm giữ xe khi vi phạm giao thông

Căn cứ Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; việc tạm giữ phương tiện chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết. Cụ thể gồm 03 trường hợp sau:

  • Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ; thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;
  • Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính; mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
  • Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với hình thức phạt tiền cho đến khi cá nhân; tổ chức vi phạm nộp phạt xong.

Đặc biệt: Khi tạm giữ phương tiện; bắt buộc phải lập biên bản. Trong đó phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ; phải có chữ kỹ của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm…

Đồng thời; khi phương tiện bị tạm giữ, chủ phương tiện phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản phương tiện;… trong thời gian phương tiện bị tạm giữ.

Mức tiền phải nộp để bảo lãnh xe vi phạm giao thông năm 2022
Mức tiền phải nộp để bảo lãnh xe vi phạm giao thông năm 2022

Điều kiện để được bảo lãnh xe vi phạm

Theo Nghị định 31/2020/NĐ-CP; phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức; cá nhân vi phạm giữ; bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ nếu tổ chức; cá nhân vi phạm có một trong 02 điều kiện dưới đây:

  • Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan; tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể; rõ ràng. Tổ chức; cá nhân vi phạm phải có nơi giữ; bảo quản phương tiện;
  • Tổ chức; cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ; bảo quản phương tiện.

Có thể bạn quan tâm:

Mức tiền phải nộp để bảo lãnh xe vi phạm giao thông

Khoản 4 Điều 8 Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định như sau:

Tổ chức; cá nhân đặt tiền bảo lãnh cho người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm; trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm.

Như vậy, mức tiền bảo lãnh phải nộp bằng ít nhất tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm của người điều khiển xe khi điều khiển phương tiện đó.

Ví dụ: Người điều khiển xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Theo Nghị định 100, hành vi này bị phạt ở mức 16 – 18 triệu đồng. Để được bảo lãnh xe máy, người điều khiển xe phải nộp bảo lãnh 18 triệu đồng.

Thủ tục đặt tiền bảo lãnh xe vi phạm

Để được đặt tiền bảo lãnh xe vi phạm giao thông, người lái xe phải tiến hành:

– Làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền tạm giữ đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện.

Nội dung của đơn gồm:

  • Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
  • hành vi vi phạm hành chính;
  • tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có); tình trạng của phương tiện, nơi giữ, bảo quản phương tiện.

– Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản không quá 02 ngày làm việc.

Cách tra cứu phạt nguội

Cách 1: Tra cứu nộp phạt nguội tại trang web: http://www.csgt.vn/; và điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu.

Cách 2: Tra cứu thông tin phạt nguội; tại Cục đăng kiểm theo đường link: www.vr.org.vn và điền thông tin vào mục Tra cứu kiểm định xe cơ giới; hoặc bấm trực tiếp vào link sau: http://app.vr.org.vn/ptpublic/;

Cách 3: Kiểm tra trực tiếp trên Website của Sở Giao thông vận tải; chỉ áp dụng với những tỉnh thành có tích hợp tra cứu phạt nguội:

  • Hà Nội: https://congan.hanoi.gov.vn
  • Thành phố Hồ Chí Minh: http://www.giaothong.hochiminhcity.gov.vn/tracuu/#home/VIPHAM
  • Đà Nẵng: https://vpgtcatp.danang.gov.vn/.

Cách 4: Tải ứng dụng “tra cứu phạt nguội” trên di động cả IOS và Android.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mức tiền phải nộp để bảo lãnh xe vi phạm giao thông năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, tra mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Phạt nguội là gì ?

Phạt nguội là hình thức xử phạt khi bạn vi phạm luật giao thông đường bộ thông qua hệ thống camera được lắp trên các tuyến đường cao tốc; một số các ngã tư, là trọng điểm giao thông; Ghi nhận được hành vi vi phạm giao thông của bạn và truyền những thông tin này về trung tâm xử lý.

Phạt nóng là gì ?

Phạt nóng là hình thức phạt ngay sau khi vi phạm; bạn bị CSGT phát hiện vi phạm và được lập biên bản tại nơi vi phạm. Hình thức phạt này phải đóng tiền ngay sau đó; bên cơ quan CSGT sẽ thu giữ các giấy tờ lái xe của người vi phạm. Mọi người đến cơ quan CSGT để nộp phạt lấy lại giấy tờ; hoặc chọn nộp phạt qua bưu điện sau đó giấy tờ cũng được chuyển về tận nhà qua bưu điện.

Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử phạt như thế nào?

Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment