Chạy xe không chính chủ có bị phạt không?

by Quỳnh Tran
Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Gần đây, nhiều người hiểu sai quy định về vấn đề “xe không chính chủ” dẫn đến hoang mang, sợ bị phạt cũng như có những phản ứng tiêu cực với quy định này. Vậy theo quy định của pháp luật chạy xe không chính chủ có bị phạt không? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ quy định pháp luật về nội dung nêu trên

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Chạy xe không chính chủ có bị phạt không?

Hiện tại theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không có lỗi nào gọi là lỗi “đi xe không chính chủ” như nhiều người đề cập đến. Mà chỉ có quy định về xử phạt đối với hành vi Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình theo quy định.

Cụ thể thì các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt khi:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Như vậy, chỉ những trường hợp mua, được cho, được tặng… nêu trên mà không làm thủ tục sang tên theo quy định mới bị xử phạt. Cho nên, người dân di chuyển trên đường bằng xe đi mượn từ bạn bè, người thân… thì không bị phạt về lỗi không sang tên xe.

Xe không chính chủ: Khi nào bị phạt?

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe chỉ được thực hiện qua 2 cách sau:

– Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

– Công tác đăng ký xe.

Như vậy, nếu người dân đang lưu thông trên đường mà CSGT kiểm tra thì cần xuất trình đủ các loại giấy tờ sau là được, sẽ không bị xử phạt về lỗi không sang tên xe dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:

– CMND/CCCD

– Giấy đăng ký xe.

Bằng lái xe.

– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.- Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Lỗi không sang tên xe theo quy định bị phạt bao nhiêu?

Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông, qua công tác đăng ký xe mà phát hiện tổ chức, cá nhân không sang tên xe theo đúng quy định thì bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô :Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Gây tại nạn giao thông cần làm gì?

Tại Khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Nghiêm cấm bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

– Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

– Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

– Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Mức phạt khi gây tai nạn rồi bỏ trốn

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với lỗi “Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn” bị xử phạt như sau:

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng. (Điểm b khoản 8 và điểm đ khoản 11 Điều 5)

– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng. (Điểm đ khoản 8 và điểm d khoản 10 Điều 6)

– Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 5 tháng đến 7 tháng. (Điểm c khoản 8 và điểm c khoản 10 Điều 7)

– Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. (Điểm b khoản 4 Điều 8)

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung vấn đề ”Chạy xe không chính chủ có bị phạt không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe là một loại bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan nhà nước; hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể. Giấy phép lái xe cho phép người đó vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi,… trên các con đường công cộng sau khi họ đã trải qua sự kiểm tra đánh giá năng lực.
Khi tham gia giao thông chắc chắn cũng đã từng có người bị tạm giữ hoặc tước giấy phép lái xe. Vậy nếu bị tước giấy phép lái xe máy có được phép lái xe ô tô không?

Người dân có được quyền kiểm tra chuyên đề của CSGT?

Theo Thông tư 67/2019/TT-BCA về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có hiệu lực từ 15/01/2020. Theo quy định này, chuyên đề về giao thông của CSGT là nội dung người dân được biết.
Tuy nhiên, cũng theo Điều 6 Thông tư này  người dân hoàn toàn có quyền xem kế hoạch tuần tra, kiểm soát, chuyên đề của CSGT thông qua 05 hình thức trên chứ không được yêu cầu kiểm tra chuyên đề hay kế hoạch trực tiếp khi làm việc với CSGT.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment