Đi xe máy dắt theo chó bị phạt bao nhiêu tiền?

by Thanh v
Đi xe máy dắt theo chó bị phạt bao nhiêu tiền?

Ngày 30/12/2019 vừa qua, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.  Theo đó có nhiều quy định mới nhằm ngăn chặn và hạn chế các lỗi vi phạm giao thông thường gặp. Trong đó có hành vi phổ biến hiện nay trên các tuyến phố đó là dắt thú cưng theo khi đi xe máy.

Có thể nói hiện nay khung cảnh người tham gia giao thông vừa điều khiển xe vừa dắt theo thú cưng không phải là tình trạng hiếm gặp, nó diễn ra phổ biến trên các tuyến đường, đặc biệt là tại các tuyến phố nơi có đông người và phương tiện đi lại. Điều này tiềm ẩn sự nguy hiểm cho chính bản thân người điều khiển phương tiện, vừa gây nguy hiểm cho các phương tiện khác khi tham gia giao thông.

Vì vậy, theo quy định hiện nay thì đi xe máy dắt theo chó bị phạt bao nhiêu tiền? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Đi xe máy dắt theo chó bị phạt bao nhiêu tiền?

Đi xe máy dắt theo chó bị phạt bao nhiêu tiền?
Đi xe máy dắt theo chó bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi đi xe máy dắt theo súc vật hiện nay là một hành vi bị cấm bởi tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của nó. Điều này đã được quy định rõ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Cụ thể căn cứ vào điểm k khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

……

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

k) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

Như vậy thì hành vi đi xe máy dắt theo chó chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

Thả rông vật nuôi gây tai nạn chủ có phải bồi thường không?

Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 34 và điểm c khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định:

Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn (khoản 1 Điều 34).

– Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới (khoản 2 Điều 34).

– Không được thả rông súc vật trên đường bộ (điểm c Khoản 2 Điều 35)

Theo đó nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể tại Điều 10 có quy định:

Điều 10. Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;

d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;

đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;

e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;

h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;

c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

Trường hợp gia súc, vật nuôi gây tai nạn thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. 

Trường hợp chủ gia súc thả gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người thì người chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ Luật Hình sự năm 2015 với khung xử lý thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Trường hợp vô ý làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật Dân sự năm 2015.

Dắt chó đi dạo như thế nào thì đúng luật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật giao thông đường bộ về dẫn dắt súc vật trên đường bộ như sau:

Điều 34. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ

1. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.

2. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Như vậy, khi bạn dắt chó của mình đi dạo bạn cần cho chó của bạn đi sát mép đường, đảm bảo vệ sinh và không được để chó đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Đi xe máy dắt theo chó bị phạt bao nhiêu tiền? ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thủ tục sang tên nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người ngồi sau xe dắt cho theo có bị phạt không?

Theo Khoản 6 Điều 11 Nghị định này có quy định như sau:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
Như vậy, theo quy định như trên kể cả người điều khiển xe gắn máy hay người ngồi sau xe dắt theo súc vật, cụ thể trong trường hợp của bạn là chó khi tham gia giao thông đều bị xử phạt. Mức phạt là phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Ngoài ra nếu bạn điều khiển xe dắt theo chó mà gây tai nạn còn có thể bị tước bằng lái từ 2 đến 4 tháng.

Chăn thả gia súc không đúng nơi quy định bị phạt như thế nào?

Theo điểm c khoản 3 Điều 16 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 9 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Mang các loại dụng cụ, công cụ vào rừng tự nhiên là rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ mà không được phép của chủ rừng;
b) Mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng phòng hộ hoặc chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi khác trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc đối với rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ;
c) Lập lán, trại trong rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ mà không được phép của chủ rừng;
d) Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích từ 01 ha đến dưới 03 ha.
….
Như vậy, việc chăn nuôi trái phép trên đất rừng phòng hộ thì bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về việc chăn thả gia súc không đúng nội quy được pháp luật quy định như thế nào?

Thẩm quyền xử phạt trong thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định 35/2019/NĐ-CP bao gồm:
– Kiểm lâm.
– Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp.
– Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lâm nghiệp 
– Bộ đội biên phòng.
– Công an nhân dân

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment