Quyền của tổ chức cá nhân có tang vật với phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ tịch thu

by Thanh v
Quyền của tổ chức cá nhân có tang vật với phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ tịch thu

Tuy nhiên việc tịch thu tang vật, phương tiện của cá nhân, tổ chức vi phạm không đồng nghĩa với việc các cá nhân tổ chức vi phạm hoàn toàn mất các quyền, nghĩa vụ có liên quan tới phương tiện, tang vật vi phạm của mình. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, quyền tổ chức cá nhân có tang vật với phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ tịch thu được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính là gì?

Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020  quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính. Theo đó tại Điều 26 của Luật này có định nghĩa về tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính như sau:

Điều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Như vậy thì theo quy định trên có thể hiểu tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng trong trường hợp vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý.

Quyền của tổ chức cá nhân có tang vật với phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ tịch thu

Quyền của tổ chức cá nhân có tang vật với phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ tịch thu
Quyền của tổ chức cá nhân có tang vật với phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ tịch thu

Về quyền của cá nhân tổ chức đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của mình đã được quy định tại Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, cụ thể được quy định tại Điều 10 như sau:

Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ

1. Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ khi hết thời hạn bị tạm giữ.

3. Yêu cầu người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bồi thường theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của tổ chức cá nhân có tang vật và phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ

Bên cạnh việc quy định quyền, thì tại Nghị định 138/2021/NĐ-CP cũng có quy định cụ thể về nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ hoặc tịch thu như sau:

Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ

1. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; quyết định tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

2. Nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo đúng thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ.

3. Chấp hành quy định tại điểm a khoản 4 Điều 16 Nghị định này.

Thủ tục tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 81 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như sau:

Điều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.

2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ.

3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Quyền của tổ chức cá nhân có tang vật với phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ tịch thu ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thủ tục sang tên nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp bị nghiêm cấm trong quản lý, bảo quản tang vật phương tiện vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế, sử dụng trái pháp luật tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và các hành vi trục lợi khác.
2. Vi phạm quy định về niêm phong tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; mang tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ ra khỏi nơi tạm giữ mà không được phép của cấp có thẩm quyền.
3. Làm mất, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

Tất cả các trường hợp tạm giữ phương tiện giao thông có phải niêm phong không?

 Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
1. Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 7 Điều này, cụ thể:
a) Cá nhân vi phạm có nơi thường trú hoặc có nơi tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;
b) Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.
(2) Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm hành chính có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông đó.
Theo đó, không phải tất cả các phương tiện vi phạm bị tạm giữ đều phải niêm phong, mà trong các trường hợp quy định phương tiện vi phạm phải được niêm phong thì người có thẩm quyền tiến hành niêm phong ngay trước mặt người vi phạm. 
Ngoài ra, quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính còn ghi nhận về trường hợp giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản và Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính. Như vậy, từ các căn cứ trên thì không có căn cứ để xác định tất cả phương tiện giao thông vi phạm bị tạm giữ thì phải thực hiện niêm phong.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment