Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn bị xử phạt bao nhiêu tiền?

by Thúy Duy

Chào CSGT, lúc chiều trên đoạn đường mà tôi đang sinh sống thì có bắt gặp được một vụ việc rất thương tâm, một tài xế xe đã bị thương rất nặng vì tông vào cột đèn do chở hàng quá cồng kềnh. Điều đó làm tôi thật sự sợ hãi và hoang mang nếu nó ảnh hưởng đến người khác hoặc là ảnh hưởng đến an toàn cho cả chính bản thân tôi và gia đình. Việc xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn hiện nay được quy định như thế nào? Mức xử phạt tiền là bao nhiêu? Xin được tư vấn.

Hiện nay, việc chở hàng hóa vượt quá giới hạn được quy định diễn ra thường xuyên. Không những gây huy hiểm cho chính tài xế mà còn đe dọa an toàn đối với các phương tiện tham gia lưu thông gần đó. Vậy xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn là gì? Bị xử phạt bao nhiêu tiền? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Giới hạn xếp hàng hóa trên xe là gì?

Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông phải theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa được phép của xe.

Theo khoản 4, Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT cho biết: Kích thước giới hạn được sắp xếp hàng hóa khi chở hàng bằng xe gắn máy, xe mô tô và các loại xe tương tự như xe gắn máy, mô tô được quy định cụ thể như sau:

  • Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. 
  • Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.

Quy định về kích thước giới hạn khi xếp hàng hóa trên xe

Chiều cao xếp hàng hóa

Điều 18 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT quy định về chiều cao xếp hàng hoá trên phương tiện giao thông đường bộ, cụ thể:

  • Đối với xe tải thùng hở có mui, chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:

+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét.

+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét

+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.

  • Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét.
  • Trường hợp xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc các hàng có tính chất tương tự, chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá chiều cao của thùng xe ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa

Theo Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể:

  • Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
  • Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.
  • Xe môtô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
  • Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.
Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt đối với vi phạm về giới hạn xếp hàng hóa trên xe theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ:

  • Trường hợp xe máy xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.
  • Xe đạp xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định bị phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng.
  • Xe do súc vật kéo xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
  • Trường hợp xe ô tô tải, máy kéo: Khi chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe, chở hàng trên nóc thùng xe, chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe phạt tiền từ  600.000 đồng – 800.000 đồng.
  • Trường hợp xe ô tô tải, máy kéo: Khi chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng.

Ngoài ra, trong trường hợp người điều khiển xe có hành vi chở hàng hóa vượt quá kích thước cho phép và gây ra tai nạn sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng theo quy định tại điểm c, khoản 10, Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Như vậy việc xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn bị xử phạt theo tùy loại phương tiện.

Thẩm quyền xử lý vi phạm về giới hạn xếp hàng hóa trên xe

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi quản lý của địa phương.
  • Cảnh sát giao thông.
  • Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
  • Trưởng Công an cấp xã.
  • Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ.
  • Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa.
  • Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt.
  • Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn bị xử phạt bao nhiêu tiền?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người có thẩm quyền quy định việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ?

– Căn cứ vào Khoản 3, Điều 20, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định người có thẩm quyên quy định về việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/09/2015 quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Hàng hóa xếp trên xe được quy định như thế nào?

– Căn cứ theo Khoản 1, Điều 20, Luật giao thông đường bộ năm 2008, được quy định hàng hóa khi xếp trên xe phải:
+ Phải gọn gàng
+ Chằng buộc chắc chắn
+ Không được để rơi vãi dọc đường
+ Không kéo lê hàng hóa trên mặt đường
+ Không cản trở việc điều khiển xe

Hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe phải có báo hiệu không?

– Căn cứ Khoản 2, Điều 20, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định là Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment