Đi xe máy điện có cần đội mũ bảo hiểm không?

by Ánh Ngọc
Đi xe máy điện có cần đội mũ bảo hiểm không?

Chào Luật sư, vừa qua con gái tôi trên đường đi học có bị cảnh sát giao thông xử phạt lỗi vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm; phương tiện mà con gái tôi điều khiển là xe máy điện. Trên thực tế, tôi thấy rằng có rất nhiều người đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm; không bị cảnh sát giao thông xử phạt. Vậy, xin hỏi luật sư rằng việc đi xe máy điện có cần đội mũ bảo hiểm không? Cảnh sát giao thông xử phạt con gái tôi vì lỗi không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện có đúng không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Mũ bảo hiểm là gì?

  • Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp; đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa…..Mũ bảo hiểm còn chỉ đến những loại mũ sắt; mũ cối trong quân đội; các loại mũ bảo vệ người chơi thể thao (bóng bầu dục; bóng chày, khúc côn cầu, trượt tuyết…) hay các loại mũ bảo hộ lao động (xây dựng, khai mỏ…).
  • Theo truyền thống; mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS; HDPE. Nhưng hiện nay, chất liệu được làm bằng sợi carbon để có độ bền cao và nhẹ hơn.
  • Hiện nay, mũ bảo hiểm thời trang là loại mũ được ưa chuộng sử dụng. Bên cạnh những chiếc mũ thời trang đạt tiêu chuẩn thì nhiều người lại sử dụng loại mũ bảo hiểm lưỡi trai thời trang bởi mức giá siêu rẻ của nó.

Thế nào là mũ bảo hiểm đạt chuẩn?

Điều 3 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về mũ bảo hiểm như sau:

Mũ bảo hiểm cho người điều khiển; người ngồi trên xe mô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện); xe đạp máy đội khi tham gia giao thông là mũ có đủ các tính năng sau:

Thứ nhất

  • Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ; đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo đạt chuẩn.

Thứ hai

Có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu:

  • Mũ bảo hiểm có kiểu dáng theo hình 1 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
  • Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ; hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được: Độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 70 mm. Góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn; theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
  • Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ: Độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được lớn hơn 50 mm. Góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn; theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.

Thứ ba

  • Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
  • Tuy nhiên hiện nay trên thị trường tràn lan các mũ bảo hiểm thời trang, không đạt chuẩn; không có giá trị bảo vệ người tham gia giao thông khi có tai nạn xảy ra, chủ yếu là để đối phó với cảnh sát giao thông.

Đi xe máy điện có cần đội mũ bảo hiểm không?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành thì những đối tượng sau đây đều phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông:

  • Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
  • Những người điều khiển phương tiện xe máy điện, xe đạp điện
  • Những người được chở trên xe máy, xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện; các loại xe tương tự xe mô tô – xe máy và xe máy điện – xe đạp điện.

Chỉ loại trừ cho các trường hợp như chở người bệnh đi cấp cứu; trẻ em dưới 6 tuổi; hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật cho phép không đội mũ bảo hiểm. 

Đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?

Căn cứ nghị định 100/2019/NĐ-CP không chỉ giải đáp chi tiết thắc mắc đi xe máy điện có phải đội mũ bảo hiểm không; mà còn quy định rõ ràng đối tượng bị xử phạt và mức phạt, cụ thể: 

Đối tượng bị xử phạt khi không đội mũ bảo hiểm

  • Người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện nếu vi phạm:
  • Bản thân người điều khiển không đội mũ bảo hiểm.
  • Chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. 
  • Người ngồi sau xe máy điện, xe đạp điện, xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm.

Như vậy, theo quy định này nếu người ngồi sau xe máy điện, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm thì cả 2 sẽ đều bị xử phạt.

Trường hợp đội mũ bảo hiểm vẫn bị phạt

Nhiều người nghĩ rằng đội mũ bảo hiểm đầy đủ là đã tuân thủ đúng quy định và công an giao thông không thể phạt lỗi. Tuy nhiên; nếu bạn đội mũ bảo hiểm thuộc 1 trong 2 trường hợp sau vẫn bị xử phạt như bình thường, cụ thể:

  • Cài quai mũ bảo hiểm không đúng quy cách
  • Đội sai loại mũ bảo hiểm không dành cho xe máy, mô tô.
Đi xe máy điện có cần đội mũ bảo hiểm không?
Hình ảnh minh họa lỗi đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm.

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?

Hiện nay người dân có thể nộp phạt vi phạm giao thông bằng 5 cách với hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì cá nhân; tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước; hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản; (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).

– Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới; miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân; tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.

  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
  • Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

– Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày. Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt; người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính: ngày, tháng, năm vi phạm và họ tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt. Sau đó thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng/trung tâm thanh toán, nhận biên lai.

– Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đi xe máy điện có cần đội mũ bảo hiểm không?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đường ưu tiên là đường gì?

Theo quy định tại Khoản 15 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.

Đất của đường bộ là phần đất như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment