Khi gặp biển nào xe được rẽ trái theo quy định năm 2022?

by Trà Ly
Khi gặp biển nào xe được rẽ trái theo quy định năm 2022?

Theo quy định mới hiện nay quy định một số biển báo cho phép các loại xe được rẽ trái và phải rẽ trái. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa nắm rõ được quy định về việc được rẽ trái khi gặp biển báo nào dẫn đến lúng túng khi điều khiển phương tiện giao thông. Vậy, Khi gặp biển nào xe được rẽ trái theo quy định? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của CSGT nhé.

Căn cứ pháp lý

Biển báo rẽ trái có ý nghĩa gì?

Theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT thì biển báo rẽ trái thuộc nhóm biển báo R.301 “Hướng đi phải theo”. Trong đó, biển báo rẽ trái được ký hiệu là biển báo R.301c và R.301e, chúng có dạng hình tròn với nền màu xanh lam, bên trong có hình vẽ màu trắng.

Đây các biển báo hiệu lệnh được dùng để chỉ dẫn các hiệu lệnh mà người tham gia giao thông phải chấp hành. Hiệu lực của những biển hiệu lệnh có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường.

Biển báo R.301c và R.301e dùng để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải đi theo hướng bên trái và không được di chuyển theo hướng khác. Các biển này có hiệu lực bắt buộc các loại xe phải đi theo hướng mũi tên chỉ, trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định bao gồm:

– Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.

– Xe quân sự, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.

– Xe cứu thương đang cấp cứu.

– Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.

– Đoàn xe tang.

Biển báo R.301c được đặt ở sau nơi đường giao nhau nhằm chỉ hướng cho phép xe đi ngang qua nơi đường giao nhau và ngăn chặn hướng đi ngược chiều trên đường phố với đường một chiều.

Biển bắt buộc người tham gia giao thông chỉ được phép rẽ phải hoặc rẽ trái ở phạm vi nơi đường giao nhau trước mặt biển.

Biển báo R.301e được đặt ở trước nơi đường giao nhau. Biển bắt buộc người điều kiện phương tiện chỉ được phép rẽ trái ở phạm vi nơi đường giao nhau đằng sau mặt biển.

Khi gặp biển nào xe được rẽ trái?

Một số biển báo mà xe được rẽ trái như sau:

Biển số 301c: Báo hiệu các xe chỉ được rẽ trái.

Biển đặt ở sau ngã ba, ngã tư bắt buộc người lái xe chỉ được phép rẽ trái ở phạm vi ngã ba, ngã tư đằng sau mặt biển.

Biển số 301e: Báo hiệu các xe chỉ được rẽ trái.
Biển đặt ở trước ngã ba, ngã tư và bắt buộc người lái xe chỉ được phép rẽ trái ở phạm vi ngã ba, ngã tư đằng sau mặt biển.

Biển số 301h: Báo hiệu các xe chỉ được đi thẳng hay rẽ trái.
Biển đặt ở trước ngã ba, ngã tư và bắt buộc người lái xe chỉ được phép đi thẳng hay rẽ trái và được phép quay đầu xe để đi theo hướng ngược lại.

Biển số 301i: Báo hiệu các xe chỉ được rẽ trái hay rẽ phải.
Biển đặt ở sau ngã ba, ngã tư và bắt buộc người lái xe chỉ được phép rẽ trái, quay đầu xe hoặc rẽ phải ở phạm vi ngã ba, ngã tư trước mặt biển.

 Biển số 308a “Đi thẳng hoặc rẽ trái trên cầu vượt”

Khi gặp biển nào xe được rẽ trái theo quy định năm 2022?
Khi gặp biển nào xe được rẽ trái theo quy định năm 2022?

Chuyển hướng phương tiện rẽ trái cần chú ý gì?

Theo quy định tại Điều 15 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì khi rẽ trái, người điều khiển phương tiện phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Khi muốn rẽ trái, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu xi nhan rẽ trái.

– Trong khi rẽ trái, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chú ý:

+ Phải nhường quyền người đi bộ, đi xe đạp đi trước khi họ đang đi trên phần đường dành riêng cho mình.

+ Nhường đường cho xe đi ngược chiều.

+ Chỉ cho xe rẽ trái khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Trường hợp rẽ trái mà không tuân thủ các quy định trên, người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Không tuân thủ chỉ dẫn biển báo rẽ trái bị phạt thế nào?

Khi gặp biển báo rẽ trái R.301c và R.301e, các phương tiện chỉ được phép rẽ trái mà không được phép di chuyển theo hướng khác.

Nếu cố tình không tuân thủ biển báo rẽ trái, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt về lỗi không chấp hành chỉ dẫn của hệ thống biển báo giao thông với mức phạt như sau:

  • Đối với ô tô

Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

  • Đối với xe máy

Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm a, điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

Như vậy, khi không tuân thủ biển báo rẽ trái thì xe máy sẽ bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn. Còn đối với xe ô tô sẽ bị xử phạt 100.000 đồng đến 200.000 đồng và có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Khi gặp biển nào xe được rẽ trái theo quy định năm 2022?”. CSGT tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay . Nếu qúy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho CSGT thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cấm quay đầu có được rẽ trái không?

Tại quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT thay thế quy chuẩn QCVN 41:2016/BGTVT quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ thì nếu cung đường nào cắm biển báo cấm quay đầu xe (bao gồm cả hai biển P.124a và P.124b) thì tất cả các loại phương tiện sẽ chỉ bị cấm quay đầu theo chiều biển báo quy định đồng thời các phương tiện sẽ được phép rẽ trái để di chuyển sang hướng khác.

Xe máy rẽ trái ở ngã tư nhưng không bật xi nhan khi chuyển bị phạt bao nhiêu tiền ?

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính khi chuyển hướng như sau:
“3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ;”

Như vậy, nếu bạn chỉ vi phạm lỗi chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ thì chỉ bị phạt ở khung từ 400.000 đồng – 600.000 đồng và không có hình phạt bổ sung nào.

Gặp biển báo cấm rẽ trái có được quay đầu xe?

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định về báo hiệu đường bộ theo theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT.
Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT quy định về biển báo cấm rẽ như sau:
Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau, đặt biển số P.123a “Cấm rẽ trái” hoặc biển số P.123b “Cấm rẽ phải”. Biển không có giá trị cấm quay đầu xe.
Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái hoặc phía phải trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Như vậy, từ nay, gặp biển cấm rẽ trái hay cấm rẽ phải vẫn được phép quay đầu xe. 

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment