Biển cấm quay đầu có được rẽ trái không theo quy định năm 2022?

by Trà Ly
Biển cấm quay đầu có được rẽ trái không theo quy định năm 2022?

Khi tham gia giao thông, chắc hẳn không ít người gặp biển báo cấm quay đầu. Nhiều người có nhu cầu rẽ trái nhưng lại khá băn khoăn về việc có được rẽ trái khi gặp biển cấm quay đầu không? Vậy, theo quy định hiện hành Biển cấm quay đầu có được rẽ trái không? Hãy tìm hiểu cùng CSGT nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT

Cách nhận biết biển cấm quay đầu xe trên đường

Quay đầu xe là hành động của người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện khi tham gia giao thông trên đường bộ nhằm thay đổi hướng di chuyển của phương tiện theo hướng ngược lại so với hướng đi của những người còn lại đang di chuyển cùng chiều.

Trên thực tế, không phải bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể quay đầu xe khi đang di chuyển mà cần phải tuân thủ theo quy tắc điểm tại điểm chỉ dẫn. Người lái xe chỉ được quay đầu ở những nơi được cho phép bởi biển báo hoặc không có biển báo cấm quay đầu. Điều này nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông và an toàn cho cả người lái xe và những người xung quanh.

Thông thường, biển báo cấm quay đầu xe sẽ có hình tròn, nền trắng, viền đỏ, có vạch kẻ từ góc trái sang góc bên phải biển báo màu đỏ. Trên biển báo quay đầu xe sẽ có tín hiệu cho xe quay đầu. Trong một vài trường hợp thì biển báo quay đầu xe sẽ hiển thị hình ảnh của phương tiện ở góc bên phải.

Theo đó, người điều khiển các phương tiện giao thông cần nắm rõ về biển cấm rẽ trái có được quay đầu hay không theo từng dạng biển báo. 

Biển báo cấm quay đầu xe gồm những loại nào và có ý nghĩa gì?

Căn cứ theo Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT quy định như sau:

B.24 Biển số P.124 (a,b) “Cấm quay đầu xe”, biển số P.124c “Cấm rẽ trái và quay đầu xe”, biển số P.124d “Cấm rẽ phải và quay đầu xe”, biển số P.124e “Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe” và biển số P.124f “Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe”

a) Để báo cấm các loại xe quay đầu (theo kiểu chữ U), đặt biển số P.124a “Cấm quay đầu xe”. Chiều mũi tên phù hợp với chiều cấm quay đầu xe.

b) Để báo cấm xe ô tô quay đầu (theo kiểu chữ U), đặt biển số P.124b “Cấm ô tô quay đầu xe”. Chiều mũi tên phù hợp với chiều cấm xe ô tô quay đầu.

c) Để báo cấm các loại xe rẽ trái đồng thời cấm quay đầu, đặt biển P.124c “Cấm rẽ trái và quay đầu xe”.

d) Để báo cấm các loại xe rẽ phải đồng thời cấm quay đầu, đặt biển P.124d “Cấm rẽ phải và quay đầu xe”.

e) Để báo cấm xe ô tô rẽ trái và đồng thời cấm quay đầu, đặt biển P.124e “Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe”.

f) Để báo cấm xe ô tô rẽ phải và đồng thời cấm quay đầu, đặt biển P.124f “Cấm ôtô rẽ phải và quay đầu xe”.

g) Biển số P.124a có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) và biển số P.124b có hiệu lực cấm xe ô tô và xe máy 3 bánh (side car) quay đầu (theo kiểu chữ U) trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển không có giá trị cấm rẽ trái để đi sang hướng đường khác.

h) Nếu đặt biển “Cấm quay đầu xe” hay biển “Cấm ô tô quay đầu xe” ở một đoạn đường không phải là nơi đường giao nhau thì vị trí bắt đầu cấm, dùng biển số S.503d “Hướng tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính.

Biển cấm quay đầu có được rẽ trái không theo quy định năm 2022?
Biển cấm quay đầu có được rẽ trái không theo quy định năm 2022?

Biển cấm quay đầu có được rẽ trái không?

Thực chất, không phải những biển cấm quay đầu nào cũng cấm rẽ trái. Để giúp người điều khiển phương tiện giao thông phân biệt được biển cầm quay đầu được rẽ và biển cấm quay đầu không được rẽ, người ta đã quy định các biển báo sau: Biển báo P.124a, Biển báo P124b. Biển báo P-124c. Biển báo P.124d, Biển báo P-124e; Biển báo P-124f. Trong đó:

Các biển báo cấm quay đầu được phép rẽ trái

Biển báo R.124a: Cấm các loại xe cơ giới, xe thô sơ quay đầu

Loại biển báo này có hình chữ U, hướng mũi tên chỉ với hướng muốn cấm rẽ mũi tên có thể sang trái hoặc phải. Mục đích của biển báo này là cấm các loại xe cơ giới quay đầu nguy hiểm, trừ các phương tiện được ưu tiên theo quy định như xe cứu hỏa, xe cứu thương.

Biên báo P.124b: Cấm các loại xe ô tô và xe máy 3 bánh quay đầu

Loại biển báo này có hình chữ U, hướng mũi tên về với hướng muốn cấm quay đầu, mũi tên có thể sang trái hoặc phải Biển báo này áp dụng cho ô tô và xe máy, có tác dụng cấm các phương tiện này quay đầu, trừ các phương tiện được ưu tiên theo quy định như xe cứu hỏa xe cứu thương

Biên báo P.124d: Cấm rẽ phải và quay đầu xe

Biến báo có dạng hai mũi tên chỉ ngược chiều và hướng sang phải được đặt trên đường với mục đích ngăn không cho bất kỳ phương tiện nào rẽ phải và quay đầu xe

Biển báo P124: Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu

Cũng giống như biển báo P-124d, biển báo này có dạng hai mũi tên chỉ ngược chiều và hướng sang phải, được đặt trên đường để ngăn xe ô tô rẽ phải và quay đầu

Các biển báo cấm quay đầu cấm rẽ trái

Biển báo P124c: Cấm rẽ trái và quay đầu xe

Biến báo có dạng hai mũi tên chỉ ngược chiều và hướng sang bên trái được đặt trên đường để cầm các phương tiện rẽ trái và quay đầu xe

Biển báo : Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe

Cũng giống như biển báo P124c, biển báo này có dạng hai mũi tên chỉ ngược chiều và sang trái, được đặt trên những con đường nhằm ngăn cản ô tô rẽ trái và quay đầu xe.

Như vậy, không phải những biển cấm quay đầu nào cũng có thể rẽ trái. Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông phải là người quan sát và ghi nhớ các biến chỉ dẫn để không bị mất tiền phạt.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Biển cấm quay đầu có được rẽ trái không theo quy định năm 2022?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Tra cứu chỉ giới xây dựng; tranh chấp quyền thừa kế đất đai, tranh chấp quyền sử dụng đất; làm sổ Đỏ, Tra cứu chỉ giới xây dựng… ; của chúng tôi. Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Biển cấm rẽ trái có được quaу đầu không?

Theo quу chuẩn cũ năm 2012, biển cấm rẽ trái (P123a) đồng nghĩa ᴠới ᴠiệc cấm các phương tiện giao thông quaу đầu хe. Nhưng từ năm 2016, quу chuẩn 41 do Bộ giao thông ᴠận tải ban hành quу định biển cấm rẽ trái không còn giá trị cấm các phương tiện quaу đầu хe.
Cụ thể: “Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những ᴠị trí đường giao nhau phải đặt biển cấm rẽ trái hoặc cấm rẽ phải, biển không có giá trị cấm quaу đầu хe”.
Với biển cấm rẽ trái dành riêng cho ô tô (P103c) tại Quу chuẩn 41 năm 2016 cũng không tồn tại khái niệm “cấm ô tô rẽ trái thì cấm luôn quaу đầu”.
Đối ᴠới ᴠiệc cấm quaу đầu хe, quу chuẩn 41 đã bổ ѕung các biển báo mới ᴠới quу định cụ thể: Cấm rẽ trái ᴠà quaу đầu хe, Cấm rẽ phải ᴠà quaу đầu хe, Cấm ô tô rẽ trái ᴠà quaу đầu хe ᴠà Cấm ô tô rẽ phải ᴠà quaу đầu хe.

Đèn xanh có được rẽ trái không?

Theo Điều 10 QCVN 41:2019/BGTVT thì trong từng tín hiệu của đèn có thể có hình mũi tên. Nếu mũi tên chỉ hướng cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu, trừ khi có đặt biển báo số P.124 (a,b) “Cấm quay đầu xe”.
Bên cạnh đó, theo Điều 4 của quy chuẩn này có quy định về thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu.
Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
– Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
– Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
– Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
– Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.
Như vậy, khi đèn tín hiệu màu xanh có lắp đèn hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện giao thông chỉ được rẽ trái khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép cho phép rẽ trái và trong trường hợp đèn bật xanh chỉ loại phương tiện được phép đi thì chỉ phương tiện đó được rẽ, ngược lại khi tín hiệu màu đỏ có hình của một loại phương tiện nào đó bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì loại phương tiện đó không được đi.
Trong trường hợp đèn xanh và có mũi tên màu xanh được bật sáng cho phép rẽ trái, nhưng hiệu lệnh của người điều khiển giao thông không cho phép rẽ thì phương tiện không được rẽ
Lưu ý: không được phép rẽ trái vào khu vực đường cấm, nơi đặt biển báo cấm rẽ trái. Trong trường hợp được phép rẽ trái khi đèn bật xanh, nhưng có xe ưu tiên thì phải nhường đường cho xe ưu tiên đi trước.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment