Khi nào được đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc?

by Quỳnh Tran
Khi nào được đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc?

Làn khẩn cấp trên cao tốc là làn đường được thiết kế để dành riêng cho các phương tiện ưu tiên di chuyển như khi lực lượng chức năng làm nhiệm vụ hay vận chuyển bệnh nhân… làn đường nhằm phục vụ cho những tình huống bất đắc dĩ khi tham gia lưu thông. Khi sử dụng làn đường khẩn cấp không đúng quy định sẽ gây cản trở giao thông, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định sẽ được phép đi vào làn này. Vậy chi tiết quy định khi nào được đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc? Bạn đọc hãy cùng CSGT tìm hiểu quy định về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Làn khẩn cấp trên cao tốc là gì?

Căn cứ theo Quy chuẩn 41/2016, làn khẩn cấp trên cao tốc là làn nằm ngoài cùng bên phải trên đường cao tốc, được ngăn cách bằng vạch liền màu trắng. Làn đường này được thiết kế giúp các xe khi gặp sự cố có thể tấp vào lề và dừng lại, không làm ảnh hưởng đến giao thông. Ngoài ra, các phương tiện ưu tiên bao gồm xe cứu thương, xe cứu hỏa hoặc xe quân sự trong các trường hợp khẩn cấp sẽ được ưu tiên đi vào làn đường này. 

Khi nào được đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc?

Theo điểm c khoản 1 Điều 26 Luật giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển phương tiện không được phép chạy ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc. Theo đó, người lái sẽ chỉ được dừng ở làn đường này nếu gặp trường hợp khẩn cấp. Các trường hợp khẩn cấp bao gồm:

  • Xe bị hư hỏng, thủng lốp xe.
  • Nếu đang lái xe rơ moóc và phần rơ moóc đó gặp phải trục trặc.
  • Tài xế gặp vấn đề về sức khỏe không thể tiếp tục lái xe.

Trường hợp gặp sự cố khẩn cấp, người điều khiển phương tiện cần lưu ý khi di chuyển vào làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc như sau:

  • Khi gặp tình huống khẩn cấp và muốn dừng lại, chủ xe cần đánh lái về phía bên phải và chủ động bật đèn cảnh báo nguy hiểm để báo hiệu cho những phương tiện khác đang lưu thông phía sau.
  • Khi xe dừng hẳn, chủ xe đánh tay lái về phía bên phải để đảm bảo nếu xảy ra va chạm, xe sẽ lao về phía bên ngoài của đường cao tốc thay vì lao vào làn đường chính.
  • Tìm số điện thoại cứu hộ khẩn cấp in trên các biển báo cao tốc hoặc trên mạng và nhờ trợ giúp để kịp thời xử lí tình huống.
Khi nào được đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc?

Bị phạt bao nhiêu tiền nếu điều khiển xe ô tô chạy vào làn dừng khẩn cấp của đường cao tốc?

Tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm a khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;

đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

e) Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định, trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều quy định tại điểm g khoản 3 Điều này; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;

i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

Ngoài ra, tại điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Như vậy, với hành vi điều khiển xe ô tô chạy vào làn dừng khẩn cấp trên đường cao tốc thì người điều khiển có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đồng thời còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định.

Dừng xe ô tô trên đường cao tốc không đúng quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;

b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.

d) Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc.

Theo đó, với hành vi dừng xe không đúng quy định trên đường cao tốc thì người điều khiển có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng theo quy định.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

CSGT sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Khi nào được đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như tư vấn về khung giá đền bù đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Quy định pháp luật về làn xe cứu nạn như thế nào?

Làn xe cứu nạn hay còn gọi là làn dừng khẩn cấp dành cho các xe ô tô đang lưu thông nếu gặp sự cố bất ngờ có thể dừng đỗ để xử lý. Đồng thời còn dành để xe cứu thương, cứu hỏa, cứu hộ tiếp cận hiện trường khi xảy ra sự cố

Sử dụng làn đường khẩn cấp như thế nào là đúng luật?

Trường hợp gặp phải tình huống khẩn cấp và cần dừng lại trên cao tốc, bạn nên đánh lái về bên phải (hoặc bên trái đối với quốc gia đi bên trái), sau đó bật đèn cảnh báo nguy hiểm (nút màu đỏ ở giữa xe) để báo hiệu cho các phương tiện đi sau.
Khi xe đã dừng hẳn, bạn cũng nên đánh lái sang bên phải (hoặc trái đối với những nước đi bên trái) để đề phòng tình huống có ô tô khác đâm vào bạn. Lúc này, ít nhất xe bạn cũng lao về phía ngoài đường cao tốc thay vì làn đường chính.
Sau đó, bạn nhớ kéo phanh tay trước khi ra khỏi xe, rồi tìm số điện thoại khẩn cấp – thường được ghi trên các bảng báo hiệu – để liên hệ với dịch vụ cứu hộ. Nếu có thể thì hãy nhìn xung quanh xem có các chỉ dấu của đường cao tốc không. Những tấm bảng nhỏ có ghi số ở trên sẽ giúp dịch vụ cứu hộ xác định được vị trí của bạn và đến giúp bạn trong thời gian nhanh nhất. 

Quy định về tốc độ của các loại xe khi điều khiển xe trên đường cao tốc như thế nào?

Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ của các loại xe khi điều khiển xe trên đường cao tốc. Cụ thể như sau:
Điều 9. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc
1. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h.
2. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
Tóm lại, khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, tốc độ tối đa của xe bạn không vượt quá 120 km/h. Đồng thời phải tuân thủ tốc độ tối ta, tối thiểu được ghi trên các biển báo…

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like