Làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền?

by Anh Lan
Làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền?

Giao thông vận tải đường sắt là một phần không thể thiếu trong mạng lưới giao thông Việt Nam. Khi tham gia giao thông đường sắt, người dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. Trong đó bao gồm cả việc bảo vệ các công trình đường sắt, các hệ thống thoát nước công trình đường sắt. Vậy hành vi làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để trả lời câu hỏi này nhé!

Căn cứ pháp lý

Công trình đường sắt là gì? Tác dụng của hệ thống thoát nước là gì?

Tại Khoản 6 Điều 3 Luật đường sắt năm 2017 quy định khái niệm công trình đường sắt như sau:

Công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, đề-pô, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống báo hiệu cố định, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.

Hệ thống thoát nước (HTTN) là một tập hợp gồm những công cụ, đường ống và những công trình thực hiện 3 chức năng: thu, vận chuyển và xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn.

Làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền?

Điều 51 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt, tại điểm đ) Khoản 2, điểm d) Khoản 6 có quy định xử phạt đối với hành vi “Làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường sắt”, cụ thể như sau:

Điều 51. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường sắt;

6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (của hệ thống thoát nước công trình đường sắt) đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra

Như vậy, căn cứ quy định trên, hành vi làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường sắt có thể sẽ bị phạt tiền với mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức; đồng thời buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (của hệ thống thoát nước công trình đường sắt) đã bị thay đổi.

Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt bao gồm những gì?

Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt bao gồm những gì?
Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt bao gồm những gì?

Từ ngày 01/7/2018, Luật Đường sắt 2017 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, Luật này quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.

Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt được quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật Đường sắt 2017. Cụ thể như sau:

Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt là giới hạn được xác định bởi khoảng không, vùng đất; vùng nước xung quanh liền kề với công trình đường sắt để quản lý; bảo vệ, ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến ổn định công trình đường sắt; và bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt, bao gồm:

a) Phạm vi bảo vệ đường sắt;

b) Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;

c) Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt;

d) Phạm vi bảo vệ ga, đề-pô đường sắt;

đ) Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện cho đường sắt;

e) Phạm vi bảo vệ các công trình đường sắt khác.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đường sắt là gì?

Đường sắt, hay vận tải đường sắt, là loại hình vận chuyển; vận tải hành khách và hàng hóa bằng phương tiện có bánh được thiết kế để chạy trên loại đường đặc biệt là đường ray.

Các vi phạm về hành lang an toàn đường sắt

Phá hoại công trình đường sắt như đường ray, thanh chắn, hàng rào bảo vệ tại khu vực hành lang đường sắt.
Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt để mua bán, kinh doanh.
Tự mở lối đi qua đường sắt khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép; xây dựng trái phép các công trình trong phạm vi đất dành cho đường sắt.
Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm.
Chăn thả động vật hay tụ họp trên đường sắt trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt; và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.

Nộp phạt vi phạm hành chính ở đâu?

Nộp online (đối với quy định xử phạt vi phạm giao thông) thông qua website Cổng dịch vụ Công quốc gia https://dichvucong.gov.vn/.
Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại. Nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt (Đối với trường hợp tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn và Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản).

Rate this post

You may also like

Leave a Comment