Mang theo động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu bị phạt thế nào?

by Ánh Ngọc
Mang theo động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu bị phạt thế nào?

Chào Luật sư, vừa qua tôi có đi tàu và nằm cạnh một hành khách khác; cô ấy có mang theo một con mèo, và theo tôi quan sát thì con mèo đang mắc bệnh. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này; hành khách mang theo động vật dịch bệnh lên tàu có bị phạt không? Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu gỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Mang theo động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu bị phạt thế nào?

Nghị định 100/2019 quy định cụ thể mức xử phạt các hành vi vi phạm có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt; trong đó có quy định mức xử phạt đối với hành vi mang theo động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

Mức xử phạt này được áp dụng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Bán hàng rong trên tàu, dưới ga;
  • Không chấp hành nội quy đi tàu;
  • Ném đất, đá hoặc vật khác từ trên tàu xuống.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng

Mức xử phạt này áp dụng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Gây mất trật tự, an toàn trên tàu, dưới ga;
  • Đổ, để rác thải sinh hoạt lên phương tiện giao thông đường sắt;
  • Mang theo động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu;
  • Mang chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí, hàng nguy hiểm vào ga, lên tàu trái quy định;
  • Mang theo động vật sống lên tàu trái quy định;
  • Mang thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị; mang thi hài, hài cốt vào ga; lên tàu đường sắt quốc gia trái quy định.

Một số mức xử phạt khác

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi ném gạch; đất, đá, cát; hoặc các vật thể khác vào tàu.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi đe dọa; xâm phạm sức khỏe của hành khách; nhân viên đường sắt đang thi hành nhiệm vụ.
  • Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt; cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều này; còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa động vật có dịch bệnh, thi hài, hài cốt, chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí, hàng nguy hiểm, động vật sống xuống tàu (tại ga đến gần nhất trong trường hợp tàu đang chạy), ra ga để xử lý theo quy định
Mang theo động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu bị phạt thế nào?
Hình ảnh minh họa

Giải quyết vấn đề

  • Như vậy, căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 73 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự an toàn giao thông đường sắt thì người mang theo động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
  • Ngoài ra, pháp luật còn quy định buộc phải đưa động vật có dịch bệnh xuống tàu (tại ga đến gần nhất trong trường hợp tàu đang chạy), ra ga để xử lý theo quy định.

Nộp phạt vi phạm hành chính ở đâu?

Những chủ thể khi nộp phạt vi phạm hành chính có thể chọn một trong các cách sau đây:

  • Nộp online (đối với quy định xử phạt vi phạm giao thông) thông qua website Cổng dịch vụ Công quốc gia https://dichvucong.gov.vn/.
  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại. Nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt (Đối với trường hợp tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn và Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản.

Chậm nộp phạt giao thông bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, trừ trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Chậm trễ nộp phạt vi phạm giao thông sẽ bị phạt theo Điều 78 luật này quy định:

“Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân; tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”

Như vậy người chậm nộp phạt vi phạm giao thông; sẽ phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mang theo động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu bị phạt thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Phạm vi an toàn cầu chung là gì?

Theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Phạm vi an toàn cầu chung là phạm vi giữa hai cần chắn, giàn chắn (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc phạm vi từ mép trong của mố (giáp đầu dầm) hai đầu cầu trở ra mỗi bên 10 m ở nơi không có cần chắn, giàn chắn.

Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt là gì?

Theo quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt là khoảng không gian dọc theo đường sắt đủ để tàu chạy qua không bị va quệt

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment