Làn dừng khẩn cấp là gì?

by Thanh v
Làn dừng khẩn cấp là gì?

Khi lưu thông trên đường cao tốc, với tốc độ di chuyển trên tuyến đường này là rất cao do vậy có nhiều bất cập xảy ra xung quanh vấn đề xe đang lưu thông mà gặp phải sự cố. Và trong thực tế cũng có không ít lần những vụ va chạm xảy ra trên cao tốc liên quan đến vấn đề này. Điển hình là vụ tai nạn xảy ra vào ngày 11-2 vừa qua trên cao tốc TP HCM – Trung Lương khi một xe tải mang biển số Hậu Giang đang lưu thông trên tuyến cao tốc này, khi đến đoạn Km32, thuộc địa bàn huyện Thủ Thừa, Long An thì xe tải bất ngờ bị xì vỏ nên dừng trên làn đường số 1. Cùng thời điểm này, xe khách 16 chỗ mang biển số TPHCM đang lưu thông cùng chiều từ phía sau trờ tới phát hiện nên tài xế giảm tốc độ và dừng lại. Tiếp đó, xe giường nằm mang biển số TPHCM cũng đang lưu thông cùng chiều từ phía sau đi tới tông mạnh vào đuôi xe 16 chỗ và đẩy xe này lao về phía trước, tông vào đuôi xe tải. Hậu quả là làm khiến 3 người bị thương và gây ra ùn tắc trên nhiều giờ.

Do vậy để hạn chế những vụ tai nạn tương tự như trên, trên các tuyến đường cao tốc hiện nay người ta thường cho xây dựng kèm theo đó là các làn dừng khẩn cấp. Vậy làn dùng khẩn cấp là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc trên cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Làn dừng khẩn cấp là gì?

Làn dừng khẩn cấp là gì

“Làn dừng khẩn cấp” là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm chỉ làn đường nằm ngoài cùng bên phải trên đường cao tốc, được ngăn cách bằng vạch liền màu trắng. Làn đường này được thiết kế giúp các xe khi gặp sự cố có thể tấp vào lề và dừng lại, không làm ảnh hưởng đến giao thông. Ngoài ra, các phương tiện ưu tiên bao gồm xe cứu thương, xe cứu hỏa hoặc xe quân sự trong các trường hợp khẩn cấp sẽ được ưu tiên đi vào làn đường này. 

Đồng thời khi quy định về việc sử dụng các làn dừng khẩn cấp trên cao tốc, Luật giao thông đường bộ có quy định như sau:

Điều 26. Giao thông trên đường cao tốc

1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùngtrên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;

b) Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;

c) Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;

d) Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.

2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùngphải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toànghi trên biển báo hiệu.

3. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

4. Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Như vậy thì theo quy định trên, các tài xế khi di chuyển trên cao tốc không được cho xe chạy trên phần làn khẩn cấp, trừ các trường hợp sau:

+ Xe bị hư hỏng, thủng lốp xe.

+ Nếu đang lái xe rơ moóc và phần rơ moóc đó gặp phải trục trặc.

+ Tài xế gặp vấn đề về sức khỏe không thể tiếp tục lái xe.

+ Các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.

Những lưu ý khi cho xe gặp sự cố đi vào làn dừng khẩn cấp?

Do tốc độ lưu thông trên cao tốc của các phương tiện là rất nhanh vì vậy mà khoảng thời gian để xử lý các tình huống gặp phải khi gặp sự cố về xe là rất chậm hơn nhiều so với khi chạy trên các tuyến phố. Vì thế khi gặp phải sự cố và phải cho xe đi vào làn dừng khẩn cấp, các tài xế cần thực hiện theo các bước sau:

– Điều khiển xe ra khỏi làn xe chạy:

Khi gặp sự cố trên cao tốc, tài xế phải cố gắng đưa xe đi vào làn dừng khẩn cấp và không để xe “thò” ra làn xe chạy. Nếu xe gặp sự cố hết xăng giữa đường hoặc vì một vài nguyên nhân nào đó khiến xe không thể khởi động được, nếu có thể hãy cố gắng làm mọi cách kể cả đẩy xe vào lề đường bởi khi một phần thân xe vẫn nằm trên làn xe chạy thì rất khó cho các phương tiện khác để điều tiết tốc độ cũng như chuyển làn.

– Bật đèn khẩn cấp:

Khi gặp sự cố và cần điều khiển xe vào làn dừng khẩn cấp, hãy bật đèn khẩn cấp, cụ thể là hai xi – nhan trái – phải để các phương tiện khác nhận biết nhanh nhất xe chúng ta đang gặp vấn đề. Lưu ý phải bật cả hai đèn xi – nhan hai bên bởi thực tế có nhiều trường hợp tài xế chỉ bật xi nhan bên phải như dừng bình thường trên thành phố, điều đó là sai lầm.

– Hạn chế số lượng người trên xe

Nếu xe đang gặp sự cố khi lưu thông trên cao tốc và cần người có kỹ năng xuống xe để xem xét thì những người còn lại cũng nên ra khỏi xe mà không được ngồi lại. Và phải bước ra phía sau lan can đường hoặc khu vực càng xa làn đường càng tốt. Bởi khi xuống xe, chúng ta sẽ có thể hạn chế được nguy cơ thương vong khi xảy ra va chạm với xe phía sau đang lưu thông cùng chiều với tốc độ nhanh.

– Sử dụng những vật dụng cảnh báo nguy hiểm

Khi lái xe tài xế nên trang bị thêm những vật dụng như tam giác phản quang, cọc tiêu hình nón, đèn nháy, áo phản quang để khi xe gặp sự cố trên cao tốc, đặc biệt là những lúc trời tối có thể phát ra tín hiệu giúp các phương tiện lưu thông phía sau có thể nhận biết.

– Không cố sửa xe bằng mọi cách:

Sau khi xuống xe và kiểm tra tình trạng của xe, nếu thấy không thể sửa được ngay tại chỗ thì không nên cố gắng. Bởi thời gian chúng ta ở trên lòng đường càng lâu thì rủi ro càng tăng. Do vậy trong trường hợp này tốt nhất tìm nơi an toàn cách xa làn xe chạy và gọi cứu hộ.

Lỗi đi vào làn dừng khẩn cấp bị xử lý như thế nào?

Hiện nay luật giao thông đường bộ 2008 đã có quy định đối với các trường hợp thông thường, phương tiện không được điều khiển xe đi vào làn khẩn cấp nên đối với các trường hợp vi phạm, người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt), cụ thể như sau:

– Đối với ô tô và các loại xe tương tự:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;

đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

e) Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định, trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều quy định tại điểm g khoản 3 Điều này; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;

h) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

Đồng thời, không chỉ bị phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Như vậy với các trường hợp vi phạm quy định khi điều khiển xe ô tô vào làn khẩn cấp có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

– Đối với xe máy và loại xe tương tự:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Đồng thời chủ xe còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Làn dừng khẩn cấp là gì?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn đặt cọc đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Những nguyên tắc khi đi trên làn dừng khẩn cấp?

Làn dừng khẩn cấp trên cao tốc là làn ngoài cùng bên phải. Làn dừng khẩn cấp thường hẹp hơn những làn đường khác và tách biệt bằng vạch liền. Làn dừng khẩn cấp trên cao tốc có tác dụng để những xe gặp sự cố tấp vào và đỗ lại để chờ xe cứu hộ, tránh ảnh hưởng đến việc lưu thông những xe khác.
Khi xe gặp tình huống khẩn cấp muốn dừng vào làn khẩn cấp, người lái cần bật đèn cảnh báo nguy hiểm. Tiếp theo quan sát các xe di chuyển phía sau, tuần tự chuyển từng làn một cho đến khi vào làn dừng khẩn cấp. Tuyệt đối không chuyển làn liên tiếp.
Khi đã dừng xe ở làn khẩn cấp, vẫn bật đèn cảnh báo để thông báo các xe khác, nhất là khi lái xe ban đêm. Hãy đánh vô lăng về bên phải để phòng trường hợp có xe khác đâm vào, xe bạn sẽ lao ra ngoài thay vì lao ngược vào cao tốc. Cuối cùng kéo phanh tay. Sau đó liên hệ đến đơn vị cứu hộ gần nhất. Trên đường cao tốc thường có các biển in số điện thoại dịch vụ cứu hộ.
Ngoài ra bạn cũng có thể tra cứu số điện thoại dịch vụ cứu hộ của đường cao tốc trên mạng. Trong trường hợp xe không gặp tình huống khẩn cấp, tuyệt đối không tự ý dừng đỗ ở làn khẩn cấp, không được chạy vào làn khẩn cấp, không vượt xe khác ở làn khẩn cấp…

Sử dụng làn dừng khẩn cấp như thế nào cho đúng luật?

Khi di chuyển trên đường cao tốc, gặp tình huống khẩn cấp và muốn dừng lại, bạn nên từ từ đánh lái về phía bên phải, đồng thời bật đèn cảnh báo nguy hiểm (nút màu đỏ ngay giữa xe), đặc biệt là vào ban đêm để những chiếc xe ở phía sau biết bạn đang muốn chuyển làn đường.
Bước tiếp theo, khi xe dừng hẳn bạn nên đánh tay lái về phía bên phải để kịp thời ứng phó trường hợp xấu có xe khác đâm vào xe bạn thì xe sẽ lao về phía bên ngoài của đường cao tốc thay vì lao vào làn đường chính.
Đừng quên là kéo phanh tay để tránh trường hợp xe lăn bánh tự do.
Tiếp đó là tìm số điện thoại khẩn cấp – thường được ghi trên các tấm bảng báo hiệu để liên hệ với dịch vụ cứu hộ và họ sẽ đến giúp bạn trong thời gian nhanh nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like