Lập nhóm báo chốt CSGT có bị phạt hay không?

by Anh Vân
Lập nhóm báo chốt CSGT có bị phạt hay không

Hiện nay trên các trang mạng xã hội, có những nhóm bí mật báo trước hay chia sẻ địa điểm mà cảnh sát giao thông đang đóng chốt hay tuần tra, các hội nhóm đó có hàng nghìn thành viên tham gia và theo dõi. Điều nguy hiểm hơn là nhiều người cho rằng việc báo cảnh sát giao thông thông qua các nhóm kín trên mạng xã hội là hành động đơn giản, vô hại. Vậy Lập nhóm báo chốt CSGT có bị phạt hay không? Cùng CSGT tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Quy định về các hình thức tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông

Lực lượng cảnh sát giao thông luôn nỗ lực nâng cao nhận thức chấp hành luật giao thông của người dân thông qua mạng xã hội, để cao tinh thần tố giác vi phạm giao thông và an toàn giao thông, đặt an toàn công cộng lên hàng đầu. Pháp luật có những quy định về các hình thức tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông như sau:

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về hình thức tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông cụ thể như sau:

Hình thức tuần tra, kiểm soát

  1. Tuần tra, kiểm soát cơ động
    Cảnh sát giao thông di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trực tiếp giám sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
  2. Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông
    a) Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ; kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện cao điểm tuần tra, kiểm soát; kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề; kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện những nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
    b) Tại Trạm Cảnh sát giao thông, lắp đặt, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi hình khu vực kiểm soát. Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
  3. Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông

Khi tuần tra, kiểm soát cơ động được kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông được tuần tra, kiểm soát cơ động nhưng phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Lập nhóm báo chốt CSGT có bị phạt hay không

Theo đó, Cảnh sát giao thông có các hình thức tuần tra cụ thể như sau:

  • Tuần tra, kiểm soát cơ động
  • Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông
  • Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông.

Lập nhóm báo chốt CSGT có bị phạt hay không?

Việc báo trước chỗ Cảnh sát giao thông lập chốt như vật là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hoạt động của các nhóm trên mạng xã hội này bao gồm hoạt động thu thập địa điểm, kiểm tra và cưỡng chế của các nhóm công tác cảnh sát giao thông, thông báo cho các thành viên trong nhóm, các biện pháp tránh và đối phó.

Thông tư 67/2019/TT-BCA cho phép nhân dân giám sát hoạt động của lực lượng CSGT trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Tuy nhiên, người dân không được tùy tiện đưa các thông tin, hình ảnh CSGT đang thực hiện nhiệm vụ lên các mạng xã hội, đăng tin trong các hội nhóm.

Lập nhóm báo chốt CSGT có bị phạt hay không

Trường hợp lập nhóm Facebook, Zalo và đưa các thông tin, hình ảnh về chốt CSGT lên đó, người dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Lỗi vi phạm được xác định ở đây là hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật. Mức phạt đặt ra đối với cá nhân báo chốt CGST là từ 05 đến 10 triệu đồng (theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Thông tin liên hệ

CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Lập nhóm báo chốt CSGT có bị phạt hay không?“. Ngoài ra, chúng tôi có cung cấp dịch vụ liên quan đến đất đai như tư vấn đặt cọc đất… Hãy liên hệ cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Không lập chốt kiểm tra cảnh sát giao thông có được quyền yêu cầu dừng phương tiện kiểm tra hành chính không?

Như đã nêu tại thì cảnh sát giao thông sẽ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch và được dừng phương tiện giao thông để kiểm tra hành chính nếu thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA.
Như vậy, có thể hiểu là kể cả khi không lập chốt mà phát hiện hành vi vi phạm hoặc nhận được tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân,…và một số trường hợp khác theo quy định thì cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu dừng xe kiểm tra hành chính kể cả khi không lập chốt.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 32/2023/TT-BCA thì cảnh sát giao thông còn có quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra vi phạm hành chính khi đang ngồi trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát cơ động, cụ thể như sau:
Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông

3. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang ngồi trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát cơ động
a) Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy định về 4 trường hợp cán bộ cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát gồm có như sau:
(1) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
(2) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;
(3) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
(4) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Quy trình tiến hành kiểm soát của cản

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like