Lỗi cấm rẽ trái ô tô phạt bao nhiêu tiền?

by Tình
Lỗi cấm rẽ trái ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Thưa Luật sư. Tôi tự giới thiệu: tôi là Hà, năm nay 30 tuổi, tôi đến từ Thành phố Bắc Giang. Tôi xin chia sẻ thắc mắc của tôi trong lĩnh vực giao thông như sau: Ngày hôm qua, chị gái tôi tham gia giao thông bằng phương tiện ô tô. Khi đi đến chỗ có ngã rẽ, chị gái tôi không để ý biển cấm rẽ trái và chị đã xi nhan xin đường rẽ trái. Chị tôi đã bị Cảnh sát giao thông cho dừng xe và lập biên bản. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi theo quy định pháp luật hiện nay thì lỗi cấm rẽ trái ô tô có mức xử phạt như thế nào? Rất mong Luật sư tư vấn, giúp đỡ. Tôi cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn chị đã quan tâm và tin tưởng CSGT. Mời chị cùng các bạn hãy cùng tìm hiểu các quy định về vấn đề này qua bài viết Lỗi cấm rẽ trái ô tô phạt bao nhiêu tiền của CSGT nhé.

Có những loại biển báo cấm nào hiện nay?

Số hiệu biển báo: 101 – tên biển báo: Đường cấm; Đường cấm tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại cả hai hướng.

Số hiệu biển báo: 102 – Tên biển báo: Cấm đi ngược chiều; Đường cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển.

Số hiệu biển báo: 103a – Tên biển báo: Cấm ôtô; Đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả môtô 3 bánh có thùng đi qua, trừ môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên.

Số hiệu biển báo: 103b – Tên biển báo: Cấm ôtô rẽ phải; Đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả môtô 3 bánh có thùng xe rẽ phải, trừ môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên.

Số hiệu biển báo: 103c – Tên biển báo: Cấm ôtô rẽ trái; Đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả môtô 3 bánh có thùng xe rẽ trái, trừ môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên.

Số hiệu biển báo: 104 -Tên biển báo: Cấm môtô; Đường cấm tất cả các loại môtô đi qua, trừ các xe môtô được ưu tiên theo quy định.

Số hiệu biển báo: 105 -Tên biển báo: Cấm ôtô và môtô; Đường cấm tất cả các loại xe cơ giới và môtô đi qua trừ xe gắn máy và các xe ưu tiên theo quy định.

Số hiệu biển báo: 106b – Tên biển báo: Cấm xe tải; Để báo đường cấm tất cả các loại ôtô tải có trọng lượng lớn nhất .

Số hiệu biển báo: 107 – Tên biển báo: Cấm ôtô khách và ôtô tải; Để báo đường cấm ôtô chở hành khách và các loại ôtô tải có trọng lượng lớn nhất cho phép trên 3,5Tấn kể cả các loại máy kéo và xe máy thi công chuyên dùng đi qua trừ các xe được ưu tiên quy định.

Số hiệu biển báo: 108 – Tên biển báo: Cấm ôtô kéo móc; Đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc kể cả môtô, máy kéo, ôtô khách kéo theo rơ-moóc đi qua, trừ loại ôtô sơ-mi rơ-moóc và các loại xe được ưu tiên (có kéo theo rơ-moóc) theo luật lệ nhà nước quy định.

Số hiệu biển báo: 109 – Tên biển báo: Cấm máy kéo; Để báo đường cấm tất cả các loại máy kéo, kể cả máy kéo bánh hơi và bánh xích đi qua.

Số hiệu biển báo: 110a – Tên biển báo: Cấm đi xe đạp; Để báo đường cấm xe đạp đi qua.

Số hiệu biển báo: 110b -Tên biển báo: Cấm xe đạp thồ; Để báo đường cấm xe đạp thồ đi qua. Biển này không cấm người dắt loại xe này.

Số hiệu biển báo: 111a – Tên biển báo: Cấm xe gắn máy; Để báo đường cấm xe gắn máy đi qua. Biển không có giá trị đối với xe đạp.

Số hiệu biển báo: 111b – Tên biển báo: Cấm xe lam; Để báo đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xích lô máy, xe lôi máy v.v…

Số hiệu biển báo: 111c – Tên biển báo: Cấm xe lôi máy; Để báo đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xích lô máy, xe lôi máy v.v…

Số hiệu biển báo: 111d – Tên biển báo: Cấm xe xích lô; Để báo đường cấm xe ba bánh loại không có động cơ như xích lô, xe lôi, xe đạp v.v…

Số hiệu biển báo: 112 -Tên biển báo: Cấm người đi bộ; Để báo đường cấm đi bộ qua lại.

Số hiệu biển báo: 113 – Tên biển báo: Cấm xe thô sơ; Để báo đường cấm xe người kéo, đẩy đi qua. Biển không có giá trị cấm những xe nôi của trẻ em và -phương tiện chuyên dùng để đi lại của người tàn tật.

Số hiệu biển báo: 114 – Tên biển báo: Cấm xe xúc vật kéo; Để báo đường cấm súc vật vận tải hàng hóa hoặc hành khách dù kéo xe hay chở trên lưng đi qua.

Số hiệu biển báo: 115 – Tên biển báo: Hạn chế trọng lượng xe; Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ của nhà nước quy định, có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

Số hiệu biển báo: 116 –Tên biển báo: Hạn chế trọng lượng trên trục xe; Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ của nhà nước quy định, có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) phân bổ trên một trục bất kỳ của xe vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

Các trường hợp đèn đỏ được phép rẽ trái theo quy định của pháp luật

Có 02 trường hợp người tham gia giao thông được phép rẽ trái khi đèn đỏ, cụ thể như sau:

Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Mặc dù khi có tín hiệu đèn đỏ; yêu cầu người tham gia giao thông phải dừng xe trước vạch. Tuy nhiên; khi có hiệu lệnh cho phép đi thẳng của các chiến sĩ Cảnh sát giao thông phân luồng thì những người này vẫn được đi tiếp. Bởi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông luôn được ưu tiên chấp hành hàng đầu.

Bởi theo khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ và khoản 4.1 Điều 4 QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT. Ngay cả khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông; biển báo hiệu; hoặc vạch kẻ đường thì người tham gia giao thông vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Như vậy khi có hiệu lệnh đi thẳng của người điều khiển giao thông khi có đèn đỏ thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh đó. Cụ thể; nếu Cảnh sát giao thông ra dấu bằng tay bằng tay; còi’ cờ; gậy… cho phép rẽ trái thì người tham gia giao thông có thể yên tâm rẽ trái. 

Có biển báo phụ cho phép rẽ trái

Cũng tương tự như biển báo phụ cho phép rẽ phải; biển phụ cho phép rẽ trái cũng có dạng hình chữ nhật; nền xanh; chữ màu trắng. Tuy nhiên nội dung của biển báo phụ này sẽ ghi “Đèn đỏ các phương tiện được rẽ trái”. Đôi khi có thể kèm dòng chữ “Chú ý nhường đường cho người đi bộ”.

Khi có biển báo này thì dù gặp đèn đỏ; các phương tiện tham gia giao thông được quyền rẽ trái để tiếp tục hành trình. 

Lỗi cấm rẽ trái ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi cấm rẽ trái ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Về mức xử phạt đối với xe vi phạm đi vào đường cấm được quy định cụ thể trong pháp luật. Khi phương tiện ô tô vi phạm các biển báo cấm đều có một mức phạt riêng. Chắc hẳn có rất nhiều người thắc mắc rằng nếu xe ô tô vi phạm lỗi cấm rẽ trái thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền. Chính vì vậy, CSGT mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây.

Theo quy định điểm b Khoản 4, điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô đi vào đường cấm như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
  3. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
  4. b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Như vậy, người điều khiển ô tô đi vào đường cấm bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đồng thời bị tước bằng lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Thông tin liên hệ

CSGT sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Lỗi cấm rẽ trái ô tô phạt bao nhiêu tiền?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về giá đền bù đất 50 năm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Phạt bao nhiêu tiền đối với lỗi cấm xe máy rẽ trái?

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về cấm rẽ trái sẽ bị phạt như sau: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (trước đây, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng).
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà vi phạm quy định về cấm rẽ trái sẽ bị phạt như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (trước đây, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng).

Có mấy loại biển báo giao thông?

Biển báo hiệu đường bộ được chia thành 05 nhóm cơ bản theo QCVN 41:2019/BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020):
Biển báo cấm
Là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.
Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Biển hiệu lệnh
Là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).
Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời.
Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
Biển chỉ dẫn
Là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông.
Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.
Biển phụ, biển viết bằng chữ
Nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển nêu trên hoặc được sử dụng độc lập.

Người điều khiển xe ô tô khi chuyển làn đường không bật xi nhan (tín hiệu xin đường) bị xử phạt như thế nào?

Đối với người điều khiển phương tiện giao thông là xe ô tô khi chuyển làn đường mà không bật xi nhan (tín hiệu xin đường), mức xử phạt cụ thể như sau:
– Phương tiện chuyển làn đường không xi nhan sẽ bị phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like