Lỗi đi vào đường 1 chiều bị phạt như thế nào?

by Ngọc Gấm
Lỗi đi vào đường 1 chiều bị phạt như thế nào?

Chào Luật sư, theo như tôi được biết, một trong những lỗi bị xử phạt nhiều nhất tại các thành phố lớn của Việt Nam chính là lỗi đi vào đường một chiều. Bởi tại các thành phố lớn nếu không phải là người sinh sống lâu năm thì việc bạn vô tình đi phải vào đường một chiều là điều không tránh khỏi. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi lỗi đi vào đường 1 chiều bị phạt như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Để giải đáp cho câu hỏi về việc lỗi đi vào đường 1 chiều bị phạt như thế nào? CSGT mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Quy định về độ tuổi điều khiển xe tại Việt Nam

Để có thể thi lấy bằng A1 để tham gia điều khiển gioa thông tại Việt Nam thì bạn phải đảm bản các tiêu chí về tuổi và sức khoẻ tham gia giao thông. Bởi không phải độ tuổi nào cũng đủ khả năng tham gia giao thông và chịu trách nhiệm về hành vi tham gia giao thông của bản thân.

Theo quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:

– Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

  • Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
  • Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
  • Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
  • Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
  • Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
  • Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

– Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Như vậy dựa theo quy định trên ta biết được khi người dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ có quyền học lái xe ô tô chở người đến 9 chổ ngồi tức được học bằng lái xe B1; B2.

Quy định tốc độ lưu thông trên đường của xe cơ giới?

Để đảm bảo các phương tiện điều khiển tham gia giao thông không quá nhanh, pháp luật Việt Nam đã quy định các tốc độ tối đa được phép di chuyển trên đường bộ tại Việt Nam,mà bất kỳ người điều khiển giao thông nào cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) như sau:

Loại xe cơ giới đường bộTốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lênĐường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này.6050

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) như sau:

Loại xe cơ giới đường bộTốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lênĐường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.9080
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc).8070
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông).7060
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.6050

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) như sau:

Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.

Câu trả lời cho câu hỏi xe máy điện đi trên đường bộ có giới hạn tốc độ như xe gắn máy không như sau: xe máy điện đi trên đường bộ có giới hạn tốc độ và không được vượt quá 40km/h.

Lỗi đi vào đường 1 chiều bị phạt như thế nào?
Lỗi đi vào đường 1 chiều bị phạt như thế nào?

Sử dụng đường một chiều như thế nào?

Một trong số những loại đường lưu thông tại Việt Nam có thể kẻ tên đến đó chính là đường một chiều. Để có thể di chuyển phương tiện vào đường một chiều bạn cần tìm hiểu so nét về việc sử dụng đường một chiều như thế nào để tranh bị CSGT xử phạt oan uổng.

Theo quy định tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về sử dụng làn đường tại Việt Nam như sau:

– Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

– Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

– Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Lỗi đi vào đường 1 chiều bị phạt như thế nào?

Khi không rành đường việc bạn vô tình đi vào đường một chiều là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên nếu chẳng may việc bạn đi vào đường một chiều bị phát hiện, thì bạn sẽ phải đứng trước nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức độ sau đây.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐCP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt xe ô tô đi đường 1 chiều như sau:

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với người điều khiển xe thực hiện: Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐCP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt xe máy đi đường 1 chiều như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe thực hiện: Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với người điều khiển xe thực hiện: Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

CSGT sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Lỗi đi vào đường 1 chiều bị phạt như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang đất sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với chúng tôi để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Xe máy được chở tối đa bao nhiêu người?

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
– Chở người bệnh đi cấp cứu;          
– Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
– Trẻ em dưới 14 tuổi

Tự ý thay đổi màu xe máy có phạt không?

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe.”;

Mang động vật lên xe khách bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định; tại Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm; hàng độc hại, dễ cháy, dễ nổ hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe chở hành khách;
Như vậy; mức phạt đối với hành vi này là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Nếu chủ thể vi phạm có những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trong giao thông thì mức phạt có thể thay đổi.

Rate this post

You may also like