Lỗi xi nhan muộn xử phạt như thế nào?

by SEO Tài
Lỗi xi nhan muộn xử phạt như thế nào

Xi nhan là việc những phương tiện giao thông bật đèn tín hiệu trước khi có hành vi chuyển hướng sang trái hoặc sang phải làn đường mà mình đang chạy. Việc bật xi nhan được coi như là một sự báo hiệu của người tham gia giao thông tránh những tai nạn có thể xảy ra khi những người đi sau hoặc đi cùng làn không thể phân biệt được hướng mà bạn muốn đi. Việc xi nhan sẽ chỉ phát huy tác dụng khi bạn thực hiện đúng và đủ thời gian để những người sau có thể phân biệt phương hướng. Cụ thể vấn đề này được quy định như thế nào hãy tham khảo bài viết “Lỗi xi nhan muộn xử phạt như thế nào?” dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Cách sử dụng đèn xi nhan đúng luật và đảm bảo an toàn

Đèn xin nhan được lắp ở đuôi của các phương tiện giao thông có tác dụng cảnh báo các phương tiện giao thông khác khi người điều khiển xe có ý muốn chuyển làn hoặc rẽ sang một cung đường khác. Đèn xin nhan thường được thiết kế với màu đỏ thể hiện sự cảnh báo và được cài đặt nhấp nháy giúp cho việc di chuyển của người di chuyển được thực hiện một cách dễ dàng hơn. Dù vậy không phải ai trong chúng ta cũng có thể thực hiện chuyển hướng giao thông an toàn với đèn xi nhan.

Thực tế cho thấy không ít vụ va chạm giao thông có nguyên nhân từ việc sử dụng đèn xi nhan không đúng cách. Bật đèn đúng thời điểm, đúng hoàn cảnh sẽ góp phần mang đến sự an toàn cho mỗi hành trình.

Khi nào cần bật đèn xi nhan?
Theo Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan trong các trường hợp:

Chuyển làn đường
Chuyển hướng xe: rẽ phải, rẽ trái, quay đầu
Vượt xe phía trước kết hợp với nháy pha và còi
Cho xe chuyển bánh từ vị trí đậu, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đậu xe

Sử dụng đèn xi nhan ở những đoạn đường đặc biệt
Để đảm bảo an toàn, Cục Cảnh sát giao thông khuyến nghị người lái nên bật đèn xi nhan trong các trường hợp sau:

Khi đi qua vòng xuyến: Bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” tức là khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi nhan phải.
Khi lùi vào chỗ ghép xe (đỗ song song): Nên bật đèn xi nhan phía xe sẽ lùi để phương tiện cùng tham gia giao thông tránh hoặc nhường đường.
Khi đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) nên bật đèn tín hiệu báo rẽ.
Khi lùi theo đường cong: Bật đèn khi phương tiện lùi vào hẻm, ngõ để hạn chế va chạm giao thông.
Đi qua ngã 3 chữ T: Khi rẽ phải hoặc trái, người lái bật xi nhan báo hiệu trước trước khi rẽ. Tuy nhiên, nếu xe đi thẳng theo đỉnh chữ T thì không cần bật đèn xi nhan.
Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi nhan.
Đèn xi nhan cần bật/tắt bao xa và trong bao lâu?
Thời gian bật/ tắt xi nhan xe máy và ô tô hiện vẫn chưa có quy định hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi lưu thông, người điều khiển cần lưu ý:

Bật xi nhan cách chỗ rẽ hoặc điểm dừng khoảng từ 10 đến 15 mét đối với mô tô, xe gắn máy.
Bật xi nhan cách chỗ rẽ hoặc điểm dừng khoảng 30 mét đối với ô tô.
Phân biệt đèn xi nhan và đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô
Đều có chức năng phát tín hiệu thông báo cho người cùng tham gia giao thông nhưng đèn xi nhan và đèn cảnh báo nguy hiểm có nhiều điểm khác nhau. Trong đó, đèn xi nhan được đặt ở 4 góc của xe được sử dụng để thông báo khi muốn chuyển hướng hoặc chuyển làn xe chạy. Đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô (hay còn gọi là đèn hazard light) có hình tam giác màu đỏ được đặt trên tap-lô. Đèn này chỉ được dùng trong những tình huống như xe gặp sự cố phải đỗ trên đường hoặc xe di chuyển trong tình trạng nguy hiểm. Người dùng chỉ bật đèn cảnh báo nguy hiểm khi gặp tình huống thật sự khẩn cấp, người tham gia giao thông nên có ý thức, không nên sử dụng đèn khẩn cấp vào mục đích khác với chức năng của đèn.

Mức phạt xe máy chuyển hướng không xi nhan ?

Để răn đe người dân thực hiện việc xi nhan khi tham gia giao thông thì với hững hành vi tham gia giao thông không bật xi nhan có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Vì khi bạn tham gia chuyển hướng hoặc chuyển làn nếu không có tín hiệu báo trước đối với người đi đường khác thì rất dễ dẫn đến những tai nạn không mong muốn. Chính vì vậy nếu bạn tham gia giao thông không thực hiện xi nhan chuyển hướng xe thì có thể bị xử phạt đối với mức phạt từ 400-600 nghìn đồng.

Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi muốn chuyển hướng phải giải tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ nếu không thực hiện theo sẽ là vi phạm Luật giao thông.

Điều 15. Chuyển hướng xe

  1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
  2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
  3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
  4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

Việc điều khiển xe chuyển hướng mà không có tín hiệu báo rẽ (không xi nhan) sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

Như vậy việc điều khiển xe máy chuyển hướng rẽ không có tín hiệu báo hướng rẽ (không xi nhan) sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Nếu bị xử phạt sẽ bị lập biển bản với số tiền là 350.000 đồng.

Vậy trong trường hợp của bạn rẽ phải mà không có tín hiệu báo hướng rẽ (không xi nhan) thì bị Cảnh Sát Giao Thông dừng xe xử phạt với mức xử phạt 500.000 đồng là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp Luật. Nên đối với trường hợp này chị nên chấp hành xử phạt theo quy định của pháp Luật không nên có hành vi chống đối.

Lỗi xi nhan muộn xử phạt như thế nào
Lỗi xi nhan muộn xử phạt như thế nào

Lỗi xi nhan muộn xử phạt như thế nào?

Xi nhan chỉ phát huy tác dụng của nó và thực sự mang tác dụng báo hiệu khi nó được thực hiện đúng luật. Đối với những tình huống xin nhan chậm hoặc xin nhan sau khoảng cách quy định thì cũng có thể bị xử phạt đối với lỗi xin nhan muộn. Hiện nay nếu người tham gia giao thông thực hiện xin nhan muộn hơn hoặc khi sang đường, chuyển làn gần xong mới thực hiện xin nhan thì có thể bị xử phạt với mức phạt bằng những lỗi không xin nhan. Mời tham khảo thông tin về mức phạt qua bảng sau của chúng tôi:

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ hiện hành, có 02 trường hợp người điều khiển phương tiện phải bật xi nhan (có tín hiệu báo trước):

  1. Khi chuyển hướng xe

“Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ” (Khoản 1 Điều 15)

  1. Khi chuyển làn đường

“Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn” (khoản 1 Điều 13).

Như vậy, theo quy định nêu trên, khi hướng xe hoặc chuyển làn đường, người điều khiển phương tiện phải bật xi nhan. Trường hợp bật xi nhan chậm, tức đang chuyển hướng xe hoặc chuyển làn đường được một đoạn rồi mới nhớ bật xi nhan, người điều khiển phương tiện vẫn có thể bị phạt như trường hợp không bật.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt như sau:

Phương tiệnLỗiMức phạtCăn cứ
Xe máyChuyển làn đường không có tín hiệu báo trước100.000 – 200.000 đồngĐiểm i khoản 1 Điều 6
Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)400.000 – 600.000 đồngĐiểm a khoản 3 Điều 6
Xe ô tôChuyển làn đường không có tín hiệu báo trước400.000 – 600.000 đồngĐiểm a khoản 2 Điều 5
Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)800.000 – 01 triệu đồngĐiểm c khoản 3 Điều 5
Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc04 – 06 triệu đồngTước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 thángĐiểm g khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5
Máy kéo, xe máy chuyên dùngChuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc800.000 – 01 triệu đồngTước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng giao thông đường bộ 01 – 03 thángĐiểm d khoản 4 và điểm a khoản 10 Điều 7
Lỗi xi nhan muộn xử phạt như thế nào?

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lỗi xi nhan muộn xử phạt như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như tư vấn pháp lý về chia đất khi ly hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Không rẽ khi bật xi nhan có bị xử phạt không?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP không quy định lỗi hay mức phạt liên quan tới việc không rẽ khi bật xi nhan. Tuy nhiên hành vi này sẽ ảnh hưởng tới việc tham gia giao thông của những phương tiện khác. Vì vậy, người điều khiển phương tiện chỉ bật xi nhan khi cần chuyển hướng hoặc chuyển làn.

Bật xi nhan chậm có bị phạt tiền không? 

Điểm a, khoản 4, Điều 6 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định trường hợp bật đèn xi nhan sau khi đã chuyển hướng, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt với số tiền cụ thể tùy loại phương tiện: 
Từ 200.000 – 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy. 
Phạt từ 600.000 – 800.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô.

Lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nếu phạm lỗi không xi nhan, người điều khiển phương tiện có thể bị giữ giấy tờ trong một vài trường hợp cụ thể:
Đối với xe máy: Người điều khiển khi mắc lỗi xi nhan sẽ không bị tước giấy phép lái xe nhưng có thể bị tạm giữ giấy phép lái xe. 
Đối với ô tô: Tùy trường hợp, mức độ nghiêm trọng do lỗi không xi nhan gây ra, người điều khiển có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, trường hợp vượt xe không xi nhan hoặc chuyển làn đường trên đường cao tốc nhưng không xi nhan báo hiệu trước sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like