Lực lượng 141 là gì?

by Thúy Duy

Chào CSGT, tôi đang tìm hiểu về các lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự ở Việt Nam thì có thấy qua lực lượng 141. Lực lượng 141 này tôi chỉ thấy qua lần đầu và không hiểu lực lượng này là gì và nhiệm vụ của họ như thế nào? Mong được giải đáp.

Chào bạn, hẳn là ai cũng nghe thoáng qua về lực lượng 141 nhưng lại không hiểu đây là lực lượng như thế nào và cơ cấu tổ chức ra sao thì mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Lực lượng 141 là gì?

Lực lượng 141 là lực lượng cảnh sát liên ngành được bố trí theo hai cấp Cấp Thành phố và cấp Quận/Huyện và bao gồm các thành phần: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động và Cảnh sát hình sự nhằm mục đích đấu tranh, trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.

Theo đó khi nhắc đến lực lượng 141 chúng ta hiểu ngay đó là lực lượng cảnh sát liên ngành bởi vì có sự tham gia của các thành phần cảnh sát cơ đồng, cảnh sát hình sự, cảnh sát giao thông. Lực lượng này thực hiện các biện pháp, nhiệm vụ để đấu tranh trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. 

Cơ cấu tổ chức của lực lượng cảnh sát 141

Sự ra đời có cơ cấu tổ chức của cảnh sát 141 bao gồm:

  • Cảnh sát giao thông
  • Cảnh sát cơ động
  • Cảnh sát hình sự

Với cơ cấu tổ chức như trên lực lượng cảnh sát 141 sẽ hoạt động theo phương thức cắm chốt tập trung ở 1 khu vực nhất định, hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết, sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo nguyên tắc: lực lượng hóa trang (mặc thường phục) tuần tra trên các tuyến phố nếu phát hiện có trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Bên cạnh đó, khi phát hiện vi phạm hoặc đối tượng có nghi vấn phạm tội thì lực lượng sử dụng bộ đàm thông báo cho lực lượng triển khai dừng phương tiện để kiểm tra và xử lý theo đúng quy định.

Nhiệm vụ của lực lượng 141 là gì?

Theo quyết định số 141 năm 2011 của Công an thành phố Hà Nội, lực lượng cảnh sát “liên ngành” – Lực lượng 141 có những nhiệm vụ cơ bản sau:

  • Kiểm tra, xử lý người điều khiển mô tô, xe máy vi phạm Luật Giao thông đường bộ, mang theo vũ khí khi tham gia giao thông;
  • Lực lượng 141 thực hiện kiểm tra các phương tiện giao thông khả nghi tàng trữ vũ khí, ma túy và các tài sản nghi do phạm tội mà có;
  • Lực lượng 141 được trang bị công cụ hỗ trợ, sử dụng công khai kết hợp hóa trang để kiểm tra, xử lý các đối tượng nghi vấn, vi phạm tại các tuyến phố, nút giao thông trọng điểm.

Lực lượng 141 hoạt động theo phương thức như thế nào?

Các tổ công tác lực lượng 141 hoạt động theo phương thức được phân chia từ cấp trên mà cắm chốt tập trung tại 1 khu vực nhất định, họ hỗ trợ lẫn nhau, sử dụng các biện pháp công khai kết hợp với đồng phục, kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm để kiểm tra và xử lý theo nguyên tắc và pháp luật. Khi phát hiện bắt giữ người vi phạm có những hành vi chống đối thì lực lượng 141 sẽ sử dụng bộ đàm thông báo cho lực lượng tiếp ứng và hỗ trợ nhau để xử lý trường hợp một cách đúng với pháp luật nhất.

Lực lượng 141 là gì?
Lực lượng 141 là gì?

Quyền hạn của lực lượng 141 là gì?

Thẩm quyền xử lý và phạm vi xử lý của Tổ công tác 141 dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện hoạt động của các lực lượng tham gia.

  • Trong quá trình làm nhiệm vụ kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng tàng trữ vũ khí nguy hiểm, dao kiếm, các chất cấm như ma túy;… Hoặc có dấu hiệu phạm tội thì lực lượng 141 có nhiệm vụ khống chế, áp giải đối tượng; thu giữ tang vật và đưa lên xe về trụ sở phòng cảnh sát hình sự để xác minh, khai thác và lập hồ sơ xử lý nếu có sai phạm;
  • Khi thực hiện nhiệm vụ thì lực lượng công an 141 có quyền được mặc thường phục mà không bắt buộc phải mặc cảnh phục để thuận lợi cho quá trình theo dõi và tiếp cận đối tượng nghi vấn;
  • Lực lượng 141 có quyền khám người; kiểm tra người, ví, điện thoại của đối tượng nghi vấn là phạm tội. Điều này là cần thiết và đúng với quy định của pháp luật. Vì có rất nhiều trường hợp thực tế đối tượng đã giấu vũ khí trong người, giấu ma túy trong ví, trong tất hay giày dép. Nhiều đối tượng còn gian xảo giấu ma túy vào điện thoại, đồ chơi…
  • Lực lượng 141 chỉ được kiểm tra tin nhắn, lịch sử cuộc gọi khi có lệnh của Thủ trưởng; Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và phải tuân thủ đầy đủ các quy định về tố tụng.

Lực lượng 141 có quyền hơn cảnh sát giao thông không?

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định về cơ chế phối hợp giữa các lực lượng cảnh sát khác và công an xã với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ:

“1. Các lực lượng cảnh sát khác và công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ cùng cảnh sát giao thông đường bộ phải thực hiện đúng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chịu sự kiểm tra, giám sát của Cảnh sát giao thông đường bộ.

Nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cảnh sát giao thông đường bộ xử phạt vi phạm hành chính những hành vi vi phạm thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

2. Các lực lượng cảnh sát khác và công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình.

Nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết”.

Trên cơ sở những quy định nói trên, căn cứ tình hình thực tế cũng như tính chất đặc thù của địa bàn thủ đô, năm 2011, Công an Hà Nội đã thành lập lực lượng “liên quân” bao gồm: cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động và cảnh sát hình sự (gọi tắt là lực lượng 141) để đấu tranh, trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các tổ công tác của 141 hoạt động theo phương thức cắm chốt tập trung ở một khu vực, hỗ trợ nhau khi cần thiết; sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để phát hiện, kiểm tra, xử lý theo nguyên tắc lực lượng hóa trang tuần tra trên các tuyến phố nếu phát hiện có trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ hoặc đối tượng nghi vấn có dấu hiệu phạm tội thì sử dụng bộ đàm thông báo cho lực lượng công khai triển khai đội hình dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý.

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện người tàng trữ vũ khí, dao kiếm, ma túy… hoặc có dấu hiệu phạm tội thì lực lượng làm nhiệm vụ sẽ khống chế, áp giải và đưa phương tiện, tang vật về trụ sở Phòng Cảnh sát Hình sự để phân loại, khai thác, xác minh, lập hồ sơ xử lý.

Tóm lại, lực lượng 141 sẽ thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc Công an Hà Nội. Tuy nhiên, nhiệm vụ này phải phù hợp với những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng cảnh sát theo các quy định vừa trích dẫn ở trên và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Như vậy lực lượng 141 là gì? Chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan cho quý bạn đọc hiểu rõ về nhiệm vụ cũng như quyền hạn của lực lượng 141.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Lực lượng 141 là gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thành lập công ty giá rẻ, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Lực lượng 141 có được kiểm tra tin nhắn khi chưa có lệnh không?

Đối với việc kiểm tra tin nhắn, lịch sử cuộc gọi thì tổ công tác 141 chỉ được thực hiện khi có lệnh của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và phải tuân thủ đầy đủ các quy định về tố tụng.

Lực lượng 141 hoá trang làm nhiệm vụ, người dân cần nhận biết như thế nào?

Để hướng dẫn người dân nhận biết và tuân thủ khi bị yêu cầu kiểm tra, Đại tá Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, tổ công tác 141 hoá trang làm nhiệm vụ được thực hiện theo quy trình của Công an TP. Dù hoá trang để hoạt động nhưng khi kiểm tra, lực lượng vẫn có đầy đủ các lực lượng công khai, mặc dân sự nhưng đều có băng đeo đỏ của 141.
“Cán bộ làm việc bao giờ cũng có dấu hiệu nhận biết riêng như: phương tiện, các lực lượng (Cảnh sát hình sự, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Công an phường sở tại…). Trong kế hoạch hoạt động yêu cầu phải có Công an phường sở tại để sau khi nhận bàn giao đối tượng, tang vật vi phạm tiếp tục xác minh xử lý theo quy trình. Do vậy, khi các đối tượng có dấu hiệu vi phạm bị lực lượng tuần tra làm nhiệm vụ phát hiện yêu cầu kiểm tra cần phải chấp hành nghiêm”, Đại tá Nguyễn Hồng Ky khuyến cáo.

Có được quay phim, chụp hình lực lượng 141?

Đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành, công dân hoàn toàn có quyền quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông nói chung và tổ công tác 141 nói riêng khi đang làm nhiệm vụ.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment