Quẹt chân chống xuống đường bị phạt ra sao?

by Thanh v
Quẹt chân chống xuống đường bị phạt ra sao?

Một trong những lỗi mà hầu như ai điều khiển xe số đều mắc phải ít nhất một lần đó là quên gạt chân chống.

Chân chống được sử dụng để cố định vị trí của xe khi đỗ xe, nhưng ngay khi đang điều khiển xe máy, nhiều người vẫn quên gạt chân chống. Đây là một lỗi rất phổ biến của người tham gia giao thông. Việc quên gạt chân chống trong lúc xe đang chạy có thể dẫn đến va quẹt với mặt đường làm hư hại cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.

Bên cạnh đó việc để cho chân chống bị quẹt xuống đường có thể gây ra tai nạn giao thông cho chính chủ phương tiện và cho người khác. Do đó theo quy định hiện nay thì quẹt chân chống xuống đường bị phạt ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Chân chống xe có công dụng như thế nào?

Hiện nay các loại xe máy nào cũng đều được lắp 2 loại chân chống là chân chống nghiêng và chân chống giữa(đứng). Tùy thuộc vào từng người dùng mà có cách sử dụng loại chân chống khác nhau.

Chân chống nghiêng:

Dễ dùng, không ổn định trên địa hình xấu

Chân chống nghiêng là một thanh kim loại hình trụ được kết nối với xe bằng một trục xoay, đi kèm là lò xo giúp chân chống không bị rơi xuống đường khi không sử dụng. Trang bị này thường được lắp bên trái phương tiện, tùy thuộc vào từng dòng xe mà vị trí lắp có thể thay đổi đôi chút.

Khi cần sử dụng, người lái chỉ cần dùng chân để đẩy chân chống xuống và nghiêng xe. Chân chống kết hợp cùng 2 bánh xe tạo thành 3 điểm tiếp xúc với mặt đường, giúp xe đứng vững.

Thường được sử dụng với tần suất nhiều hơn chân chống giữa vì giúp đỗ xe nhanh chóng và dễ dàng. Người lái có thể gạt chống nghiêng ngay cả khi ngồi trên xe mà không cần dùng nhiều sức lực.

Ưu điểm của chân chống nghiêng là rất dễ sử dụng và không cần tác động nhiều lực. Tuy nhiên trong một số trường hợp như đỗ xe trên bề mặt đất, cát hay không bằng phẳng, sử dụng chân chống nghiêng có thể khiến xe bị đổ.

Ngoài ra, chân chống nghiêng cũng khiến cho việc sửa chữa xe gặp bất tiện. Cách đặt xe lý tưởng nhất khi sửa chữa, kiểm tra phương tiện là dựng xe thẳng đứng và 2 bánh không tiếp xúc với mặt đất để có thể quay tự do.

Chân chống giữa(đứng):

Thiết kế của loại chân chống này giúp phương tiện được giữ đứng thẳng.

Chân chống giữa thường được đặt phía sau động cơ. So với chân chống nghiêng, người dùng chống giữa phải tốn nhiều sức và thời gian hơn, ngoài ra cũng rất khó để sử dụng khi người lái ngồi trên xe.

Cách sử dụng chân chống giữa phức tạp hơn chống nghiêng và yêu cầu sử dụng nhiều sức hơn, thậm chí nhiều người sử dụng xe máy không thể dựng chân chống giữa chiếc xe của mình.

Muốn sử dụng, người dùng cần bước xuống và đứng bên trái xe, sau đó dùng chân phải ấn vào chân chống cho đến khi 2 thanh chống tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Bước cuối cùng là dùng lực để kéo xe lùi về sau, đồng thời giữ cố định điểm tiếp xúc của chân chống nghiêng với mặt đất.

Khả năng phương tiện bị đổ khi dùng chân chống giữa rất thấp, việc bảo dưỡng hay sửa chữa khi xe được dựng thẳng đứng với chống giữa cũng trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sử dụng chân chống giữa cũng giúp cho hệ thống treo và lốp không bị ảnh hưởng khi đỗ xe một thời gian dài.

Tóm lại: Chân chống nghiêng giúp việc đổ xe trở nên nhanh chóng và có thể thực hiện ngay cả khi người lái vẫn còn ngồi trên xe. Trong khi đó chân chống đứng thích hợp khi đỗ xe trên nền đất yếu hoặc cần dựng xe thẳng đứng để bảo dưỡng, kiểm tra…

Quẹt chân chống xuống đường bị phạt ra sao?

Quẹt chân chống xuống đường bị phạt ra sao?
Quẹt chân chống xuống đường bị phạt ra sao?

Việc quên gạt chân chống trong lúc xe đang chạy có thể dẫn đến va quẹt với mặt đường làm hư hại cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.

Khoản 1 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấp hành vi sau:

Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Do đó, nếu quên gạt khiến chân chống quẹt xuống đường có thể bị coi là hành vi phá hoại đường, cầu giao thông.

Bên cạnh đó việc quẹt chân chống xuống đường có thể gây ra tai nạn, gây nguy hiêm đến sức khoẻ và tính mạng

Do đó đối với hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đường bộ, đường sắt, cụ thể:

Tại điểm a khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu rõ: Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

 – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

Theo đó, nếu để chân chống quệt xuống đường khi xe đang chạy, người điểu khiển xe máy (kể cả xe máy điện) sẽ bị xử phạt lên đến 03 triệu đồng.

Đặc biệt, theo khoản điểm c khoản 10 Điều này, hành vi trên còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe

Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề; của cá nhân, tổ chức vi phạm; thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép; chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm; thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt; phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành; của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề; cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;

c) Khi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm b khoản này và khi trả giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Quên gạt chân chống có bị xử phạt không?

Theo như quy định trên thì việc để chân chống quẹt xuống đường có thể bị phạt đến 3 triệu đồng, tuy nhiên trường hợp xử phạt trên được áp dụng với hành vi cố ý sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường để làm một việc gì đó (chẳng hạn nhằm cố tình tạo ra âm thanh, tia lửa của các nhóm đua xe, lạng lách, đánh võng…).

Với trường hợp người dân lỡ quên gạt chân chống thì đây chỉ là lỗi vô ý, không thuộc trường hợp “sử dụng chân chống quệt xuống đường khi xe đang chạy”, thường thì CSGT chỉ nhắc nhở mà không xử phạt.

Hiện nay, các loại xe tay ga thường được trang bị hệ thống cảnh báo người điều khiển xe chưa gạt chân chống thì xe sẽ không thể đề ga được. Theo đó sẽ đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Còn đối với các loại xe số không có hệ thống này nên người điều khiển xe có thể vẫn để quên chân chống khi đang chạy. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Quẹt chân chống xuống đường bị phạt ra sao?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nộp phạt vi phạm hành chính ở đâu?

Những chủ thể khi nộp phạt vi phạm hành chính có thể chọn một trong các cách sau đây:
+ Nộp online thông qua website Cổng dịch vụ Công quốc gia. https://dichvucong.gov.vn/.
+ Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại.
+ Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước. được ghi trong quyết định xử phạt.
+ Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt.

Đi xe đạp quẹt chân chống xuống đường có bị xử phạt không?

Theo Khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy như sau:
-Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
–>Như vậy theo điều khoản trên thì không có quy định về xử phạt hành vi quẹt chân chống xuống đường đối với xe đạp

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment