Đi xe vào làn đường BRT bị phạt bao nhiêu tiền?

by Quỳnh Tran
Đi xe vào làn đường BRT bị phạt bao nhiêu tiền?

Xe buýt nhanh Hà Nội (Hanoi BRT) được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2016. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều người vẫn chưa biết cách tham gia giao thông khi đi trên đường có làn BRT sao cho đúng và mức xử phạt khi đi vào làn đường này. Nhiều thắc mắc của bạn đọc rằng đi xe vào làn đường BRT bị phạt bao nhiêu tiền? Để giải đáp thắc mắc trên cho bạn, Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. sẽ giải đáp thắc mắc tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Khung giờ nào được đi vào làn đường BRT?

Theo Quy chuẩn 41:2019 do Bộ Giao thông Vận tải ban hành, để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe riêng biệt, đặt biển số R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h). Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy.

Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).

Trong đó, biển số R.412a “Làn đường dành cho xe ô tô khách”: làn đường dành riêng cho ô tô khách (kể cả ô tô buýt). Khi báo hiệu làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, bổ sung thêm cụm từ “BRT” trên biển R.412a.

Thực tế, hiện nay trên các tuyến phố Hà Nội, các làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh (BRT) đều có đặt biển R.412a, phía dưới có vạch sơn kẻ đường.

Vì thế, đây là làn đường chỉ dành riêng cho xe buýt nhanh (BRT). Các phương tiện khác không được phép đi vào làn đường này.

Hiện tại, Hà Nội cũng chưa có quy định cho phép các phương tiện khác đi vào làn đường BRT dù là giờ cao điểm hay thấp điểm, ngày thường hay ngày cuối tuần, lễ, Tết. Vì thế, bất kể khung giờ nào, các phương tiện khác đều không được đi vào làn đường BRT. 

Đi xe vào làn đường BRT sẽ bị xử phạt?

Theo Quy chuẩn 41 ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT; để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe; hoặc nhóm xe riêng biệt, đặt biển số R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h). Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy.

Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này; (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định). Riêng biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”; nếu vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào làn xe này; nhưng phải ưu tiên cho xe buýt; trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền; các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt.

Theo quy định tại Điều 13 Luật giao thông đường bộ năm 2008; việc sử dụng làn đường được quy định như sau:

  • Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường; người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường; và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
  • Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường; xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới; xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
  • Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Đi xe vào làn đường BRT bị phạt bao nhiêu tiền?

 Theo Khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Vì vậy, xe máy, ô tô, thậm chí cả xe đạp đi vào làn đường BRT sẽ bị xử phạt lỗi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định theo Nghị định 100/2019 của Chính phủ.

Cụ thể như sau:

– Mức phạt với ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định: 03 – 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

– Mức phạt với xe máy: 400.000 – 600.000 đồng;

– Mức phạt với xe đạp: 80.000 – 100.000 đồng.

Mức phạt đối với lỗi này tăng mạnh so với Nghị định 46/2016, đặc biệt với ô tô.

Mặc dù xử phạt nghiêm khắc như vậy, nhưng trong khung giờ cao điểm tại Hà Nội, làn đường BRT dường như vẫn bị “nhấn chìm” bởi các loại phương tiện giao thông khác. Buýt nhanh bỗng nhiên thành “buýt chậm”, khiến hiệu quả hoạt động của phương tiện này không cao.

Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, tại các trạm BRT hầu hết đều có camera giao thông, được sử dụng để phạt nguội các phương tiện đi vào làn đường này. Mặc dù, không nhìn thấy lực lượng chức năng đứng điều tiết giao thông hay xử phạt, nhưng các phương tiện giao thông (chủ yếu là ô tô) hoàn toàn có thể bị phạt nguội nếu cố tình đi vào làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT.

Thủ tục xử phạt khi bị đi xe vào làn đường BRT

Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi đi vào làn đường BRT được thực hiện như sau:

Thứ nhất, lập biên bản vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Thứ hai, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đi xe vào làn đường BRT bị phạt bao nhiêu tiền?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như mẫu đơn xin xác nhận độc thân, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, đăng ký nhãn hiệuxin giấy phép bay flycamtra cứu quy hoạch xây dựngluật bay flycamdịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Làn đường BRT là gì?

Làn BRT là làn đường chuyên dụng, được sử dụng giành riêng cho xe buýt BRT của Việt Nam.

Độ tuổi thi vào trường công an là bao nhiêu?

Độ tuổi, tính đến năm dự thi được quy định như sau:
Thanh niên ngoài Quân đội từ 17 đến 21 tuổi;
Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ từ 18 đến 23 tuổi;
Thiếu sinh quân từ 17 đến 23 tuổi.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment