Mua nhầm xe có giấy tờ giả bị xử lý ra sao?

by Thanh v
Mua nhầm xe có giấy tờ giả bị xử lý ra sao?

Xin hỏi Luật sư, ngày 20/04/2023 tôi có mua một xe máy 47G7 – 25xx. Nhưng khi về đến nhà tôi có nghi ngờ giấy tờ của xe này đã bị làm giả. Vậy xin hỏi luật sư nếu chiếc xe tôi mới mua là xe bị làm giả giấy tờ thì tôi có bị truy cứu trách nhiệm gì không, và đối tượng làm giả giấy tờ đó sẽ bị xử lý ra sao? Xin cảm ơn!

Việc làm giả giấy tờ xe vẫn diễn ra phổ biến trong thực tiễn hiện nay. Các đối tượng chủ yếu lợi dụng vào việc người dân đa phần có tâm lý chủ quan, thiếu chuyên môn trong việc nhận dạng tính xác thực của các loại giấy tờ xe. Bởi đa phần các phương tiện mà những đối tượng này xuất ra thị trường đều là những loại xe đã qua sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và trốn tránh việc kiểm định theo quy định của luật giao thông vận tải.

Vậy theo quy định hiện nay, mua nhầm xe có giấy tờ giả bị xử lý ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc trên cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Mua nhầm xe có giấy tờ giả bị xử lý ra sao?

Mua nhầm xe có giấy tờ giả bị xử lý ra sao?

Khi mua nhầm xe có giấy tờ giả, theo quy định thì cả người mua cũng sẽ bị xử phạt. Bởi thực tế khi lưu thông trên đường, nếu xảy ra một lỗi vi phạm nghiêm trọng nào đó thì rất khí để cơ quan chức năng truy tìm thông tin trên loại giấy tờ xe giả này. Vì thế việc mua nhầm xe có giáy tờ giả thì chủ xe có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP (bổ sung cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt), cụ thể như sau:

– Đối với xe máy và các loại xe tượng tự:

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;

b) Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

c) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Như vậy đối với trường hợp mua nhầm xe máy có giấy tờ giả, người mua có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là bị tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định và có thể bị tịch thu phương tiện

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này bị tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

– Đối với ô tô và các loại xe tương tự:

Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

Như vậy đối với ô tô, nếu mua phải xe có giấy tờ giả thì có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Đồng thời còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và bị tịch thu phương tiện.

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ khoản 5 Điều này bị tịch thu Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 4, điểm đ khoản 5 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

Làm giả giấy tờ xe bị xử lý như thế nào?

Giấy tờ xe là một loại giấy tờ theo quy định thì chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới được cấp cho các các cá nhân đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông. Như vậy những trường hợp làm giải giấy tờ xe được coi là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc làm giả các loại giấy tờ con dấu theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể như sau:

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy những hành vi làm giả giấy tờ xe, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm tùy theo mức độ của hành vi vi phạm.

Những loại giấy tờ cần có của xe?

Quy định về các loại giấy tờ cần có đối với phương tiện, Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có nêu cụ thể như sau:

Điều 8. Giấy tờ của xe

1. Giấy tờ nguồn gốc xe:

a) Đối với xe nhập khẩu:

Xe nhập khẩu theo hợp đồng thương mại, xe miễn thuế, xe chuyên dùng, xe viện trợ dự án: Tờ khai nguồn gốc xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu theo quy định.

Xe nhập khẩu phi mậu dịch, xe là quà biếu, quà tặng hoặc xe nhập khẩu là tài sản di chuyển, xe viện trợ không hoàn lại, nhân đạo: Tờ khai hải quan theo quy định, Giấy phép nhập khẩu tạm nhập khẩu xe và Biên lai thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (theo quy định phải có) hoặc lệnh ghi thu, ghi chi hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước ghi rõ đã nộp các loại thuế theo quy định. Trường hợp miễn thuế: Phải có thêm quyết định miễn thuế hoặc văn bản cho miễn thuế của cấp có thẩm quyền hoặc giấy xác nhận hàng viện trợ theo quy định (thay thế cho biên lai thuế) hoặc giấy phép nhập khẩu ghi rõ miễn thuế.

Xe thuế suất bằng 0%: Tờ khai hàng hóa xuất, nhập khẩu phi mậu dịch theo quy định trong đó phải ghi nhãn hiệu xe và số máy, số khung.

Xe nhập khẩu theo chế độ tạm nhập, tái xuất của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật hoặc theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, xe của chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình dự án ODA ở việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mời về nước làm việc: Tờ khai hải quan theo quy định và Giấy phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe;

b) Đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước: Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định;

c) Đối với xe cải tạo:

Giấy chứng nhận đăng ký xe (đối với xe đã đăng ký) hoặc giấy tờ nguồn gốc nhập khẩu (xe đã qua sử dụng) quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này.

Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo theo quy định;

d) Đối với xe nguồn gốc tịch thu sung quỹ nhà nước:

Quyết định về việc tịch thu phương tiện hoặc Quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với phương tiện hoặc Trích lục Bản án nội dung tịch thu phương tiện, ghi đầy đủ các đặc điểm của xe: Nhãn hiệu, số loại, loại xe, số máy, số khung, dung tích xi lanh, năm sản xuất (đối với xe ô tô).

Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước hoặc hóa đơn bán tài sản công hoặc hóa đơn bán tài sản nhà nước (xử lý tài sản theo hình thức bán đấu giá); biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản (xử lý tài sản theo hình thức điều chuyển); Phiếu thu tiền hoặc giấy biên nhận tiền hoặc biên bản bàn giao (nếu là người bị hại).

2. Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:

a) Hóa đơn, chứng từ tài chính (biên lai, phiếu thu) hoặc giấy tờ mua bán, cho, tặng xe (quyết định, hợp đồng, văn bản thừa kế) theo quy định của pháp luật;

b) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;

c) Đối với xe công an thanh lý: Quyết định thanh lý xe của cấp có thẩm quyền và hóa đơn bán tài sản công hoặc hóa đơn bán tài sản nhà nước;

d) Đối với xe quân đội thanh lý: Giấy chứng nhận đăng ký xe, công văn xác nhận xe đã được loại khỏi trang bị quân sự của Cục Xe – máy, Bộ Quốc phòng và hóa đơn bán tài sản công hoặc hóa đơn bán tài sản nhà nước.

3. Giấy tờ lệ phí trước bạ xe:

a) Biên lai hoặc Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ hoặc giấy tờ nộp lệ phí trước bạ khác theo quy định của pháp luật hoặc giấy thông tin dữ liệu nộp lệ phí trước bạ được in từ hệ thống đăng ký quản lý xe (ghi đầy đủ nhãn hiệu, số loại, loại xe, số máy, số khung của xe). Trường hợp nhiều xe chung một giấy tờ lệ phí trước bạ thì mỗi xe đều phải có bản sao chứng thực theo quy định hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp giấy tờ lệ phí trước bạ đó;

b) Xe được miễn lệ phí trước bạ: Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mua nhầm xe có giấy tờ giả bị xử lý ra sao?”  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về Tra cứu chỉ giới xây dựng …. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Không sang tên trên giấy tờ xe khi mua xe thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ điểm a, Khoản 4, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô; khi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua.

Mua xe cũ nhưng làm mất giấy tờ có xin cấp lại được không?

Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về việc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Cụ thể như sau:
Điều 11. Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe
1. Đối tượng cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe: Xe cải tạo, xe thay đổi màu sơn, xe hoạt động kinh doanh vận tải đã được đăng ký cấp biển nền màu trắng, chữ và số màu đen; gia hạn giấy chứng nhận đăng ký xe; giấy chứng nhận đăng ký xe bị mờ, rách nát hoặc bị mất hoặc thay đổi các thông tin của chủ xe (tên chủ xe, địa chỉ) hoặc chủ xe có nhu cầu đổi giấy chứng nhận đăng ký xe cũ lấy giấy chứng nhận đăng ký xe theo quy định của Thông tư này.
2. Đối tượng cấp đổi, cấp lại biển số xe: Biển số bị mờ, gẫy, hỏng hoặc bị mất hoặc chủ xe có nhu cầu đổi biển số 3, 4 số sang biển số 5 số; xe hoạt động kinh doanh vận tải đã được đăng ký cấp biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen.
3. Thủ tục hồ sơ đổi lại, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe: Chủ xe nộp giấy tờ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 Thông tư này, giấy chứng nhận đăng ký xe (trường hợp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc biển số xe (trường hợp đổi biển số xe), trường hợp xe cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung thì phải có thêm: Giấy tờ lệ phí trước bạ theo quy định, giấy tờ chuyển quyền sở hữu (thay động cơ, khung) theo quy định, giấy tờ nguồn gốc của tổng thành máy, tổng thành khung.
Đối chiếu với quy định nêu trên, người được quyền tiến hành thủ tục xin cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe là chủ sở hữu phương tiện đó. Do vậy, trong trường hợp này bạn phải tìm lại chủ cũ của chiếc xe bạn đã mua và nhờ họ nộp hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc ký giấy ủy quyền cho bạn để có thể thực hiện thủ tục này tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu muốn thực hiện thủ tục cấp lại.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like