Người điều khiển xe ô tô không được sử dụng còi khi điều khiển xe trong đô thị trong các trường hợp nào?

by Anh Lan
Người điều khiển xe ô tô không được sử dụng còi khi điều khiển xe trong đô thị trong các trường hợp nào?

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải sử dụng còi xe đúng quy định, trong một số trường hợp thì không được phép sử dụng. Vậy người điều khiển xe ô tô không được sử dụng còi khi điều khiển xe trong đô thị trong các trường hợp nào? Để có câu trả lời, hãy theo dõi bài viết sau đây của CSGT nhé!

Căn cứ pháp lý

Người điều khiển xe ô tô không được dụng còi khi điều khiển xe trong đô thị trong các trường hợp nào?

Theo quy định, còi xe là thiết bị bắt buộc phải lắp đặt trên các phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông nhằm mục đích nhắc nhở và cảnh báo khi cần thiết. Tuy nhiên, không ít chủ phương tiện đang sử dụng tiếng còi một cách tùy tiện, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tâm lý, thậm chí là cả tính mạng của người đi đường. Lý giải về việc này có hàng ngàn lí do được đưa ra, phần lớn cho rằng, họ bấm còi vì đang có việc gấp; nhằm mục đích lấn đường; giành quyền đi trước hoặc do đèn xanh đến mà phương tiện phía trước chưa kịp đi; người điều khiển phương tiện phía trước không đi đúng quy định…

Tại khoản 12 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về những hành vi bị cấm khi sử dụng còi xe như sau:

Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008.

– Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Như vậy, người điều khiển xe ô tô không được dụng còi khi điều khiển xe trong đô thị trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ xe ưu tiên; Không bấm còi, rú ga liên tục; Không bấm còi hơi.

Sử dụng còi đúng cách, thể hiện văn hóa giao thông

Ngoài những hành vi bị nghiêm cấm về việc sử dụng còi nêu trên, người tham gia giao thông sử dụng còi đúng cách, cũng như đáp ứng điều kiện của xe cơ giới khi tham gia giao thông có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật cụ thể:

– Không cải tạo, thiết kế cấu trúc còi khác với quy chuẩn loại phương tiện giao thông ban đầu.

– Không “độ” còi.

– Chỉ sử dụng còi khi cần thiết, nhằm cảnh báo cho người khác trong những trường hợp cần thiết.

– Không tháo, gỡ bỏ còi xe.

Việc sử dụng còi xe “vô tội vạ” ở Việt Nam không hẳn là chuyện xa lạ, đặc biệt ở các thành phố lớn, gần trường học, bệnh viện… trong giờ tan tầm. Tuy nhiên, việc này không mang lại tác dụng mà còn gây ô nhiễm tiếng ồn; ảnh hưởng sức khỏe đến mọi người xung quanh. Thậm chí đây còn để lại ấn tượng xấu khi khách du lịch đến Việt Nam đồng thời thể hiện văn hóa ứng xử con người khi tham gia giao thông.

Mức xử phạt đối với hành vi ô tô sử dụng còi xe trái quy định

Mức xử phạt đối với hành vi ô tô sử dụng còi xe trái quy định

Hiện nay, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm về còi xe khi tham gia giao thông đối với người điều khiển xe ô tô như sau:

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe lắp đặt; sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi buộc phải lắp đầy đủ thiết bị; hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật; hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định; đồng thời bị tịch thu còi vượt quá âm lượng.

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Người điều khiển xe ô tô không được sử dụng còi khi điều khiển xe trong đô thị trong các trường hợp nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,… hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Mức xử phạt đối với xe máy sử dụng còi xe trái quy định

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau; sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi; rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị; khu đông dân cư; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông; thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe đồng thời bị tịch thu còi không đúng quy định.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng không có tác dụng.

Mức xử phạt đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng sử dụng còi xe trái quy định

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment