Nộp phạt khi bị giữ xe như thế nào?

by Anh Vân
Nộp phạt khi bị giữ xe như thế nào

Trên thực tế hiện nay không hiếm gặp trường hợp vi phạm giao thông đã bị xử phạt hành chính mà còn bị tạm giữ lại xe. Khi hết thời gian tạm giữ theo biên bản xử phạt thì phải tiến hành thủ tục nhận lại xe tại cơ quan xử phạt vi phạm giao thông mà người vi phạm bị bắt. Pháp luật có quy định cụ thể điều này. Vậy thủ tục nộp phạt khi bị giữ xe như thế nào? Cùng CSGT tìm hiểu qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé

Các trường hợp bị tạm giữ xe khi vi phạm giao thông

Pháp luật quy định về việc tạm giữ các phương tiện vi phạm luật giao thông (như ô tô, xe máy) để đảm bảo hành vi vi phạm hành chính được chấp hành, sau đó buộc người vi phạm chấp hành quyết định xử phạt hành chính, nếu không sẽ không trả lại phương tiện bị tịch thu.

Căn cứ Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc tạm giữ phương tiện chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết. Cụ thể gồm 03 trường hợp sau:

– Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;

– Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với hình thức phạt tiền cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm nộp phạt xong.

Đặc biệt: Khi tạm giữ phương tiện, bắt buộc phải lập biên bản. Trong đó phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ, phải có chữ kỹ của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm…

Đồng thời, khi phương tiện bị tạm giữ, chủ phương tiện phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản phương tiện… trong thời gian phương tiện bị tạm giữ.

Điểm a khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về những trường hợp cảnh sát giao thông được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt, cụ thể:

  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;
  • Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Theo đó, khi người điều khiển xe vi phạm những lỗi trên thì cảnh sát giao thông được phép tạm giữ phương tiện này trước khi ra quyết định xử phạt.

Nộp phạt khi bị giữ xe như thế nào

Nộp phạt khi bị giữ xe như thế nào?

Khi vi phạm giao thông ở một số lỗi vi phạm sẽ bị tạm giữ phương tiện vi phạm, người vi phạm phải tiến hành nộp phạt còn phương tiện vi phạm sẽ bị tạm giữ mang về nơi tạm giữ của công an. Khi hết thời hạn tạm giữ xe thì người vi phạm giao thông đến cơ quan xử phạt để nhận lại xe của mình.

Các bước nộp tiền phạt như sau:

  • Đến Phòng/ Đội Cảnh sát giao thông nơi làm việc của đồng chí CSGT đã lập biên bản xử phạt theo đúng ngày hẹn trong biên bản để nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Khi đi, mang theo CMND và biên bản xử phạt.
  • Mang quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến kho bạc nhà nước hoặc đến ngân hàng được kho bạc nhà nước ủy quyền thu tiền phạt vi phạm giao thông để nộp phạt.
  • Sau đó đem theo biên lai thu tiền được kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng cấp quay lại Phòng/ Đội Cảnh sát giao thông đã ra quyết định xử phạt để nhận lại các giấy tờ xe

Việc trả lại phương tiện giao thông bị tạm giữ, cụ thể:

– Việc trả lại phương tiện giao thông bị tạm giữ phải có quyết định bằng văn bản của người có quyền ra quyết định tạm giữ;

– Người quản lý, bảo quản phương tiện giao thông bị tạm giữ thực hiện việc trả lại hoặc chuyển phương tiện khi đã có quyết định trả lại phương tiện theo trình tự như sau:

+ Kiểm tra quyết định trả lại phương tiện hoặc quyết định chuyển phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận;

Lưu ý: Người đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu phương tiện bị tạm giữ hoặc đại điện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ phương tiện. Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận tại phương tiện bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy quyền.

+ Yêu cầu người đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của người quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;

+ Trường hợp chuyển phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành 02 bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ 01 bản.

Vậy, khi đi nhận lại phương tiện giao thông bị tạm giữ, anh cần phải mang theo các giấy tờ như biên bản tạm giữ, Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân. Bên cạnh đó anh cũng cần Quyết định trả lại phương tiện để người tạm giữ phương tiện có thể kiểm tra và thực hiện việc trao trả phương tiện bị tạm giữ.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nộp phạt khi bị giữ xe như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ liên quan đến soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay… Hãy liên hệ cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Trong thời gian công an tạm giữ xe, thì người bị giữ xe có phải chi trả cho việc tạm giữ phương tiện của công an không?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 138/2021/NĐ-CP thì trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
Người lập biên bản tạm giữ có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho đến khi bàn giao tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho người quản lý, bảo quản.
Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật…
Căn cứ theo quy định trên thì cơ quan thụ lý vụ việc có trách nhiệm quản lý, bảo quản, theo đó người bị tạm giữ phương tiện sẽ không phải trả phí cho việc tạm giữ phương tiện này.

Cá nhân vi phạm giao thông được phép tự giữ phương tiện trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản được giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính như sau:
Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 7 Điều này, cụ thể:
Cá nhân vi phạm có nơi thường trú hoặc có nơi tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;
Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.
Ngoài ra, cá nhân vi phạm trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính thì không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like