Ô tô đi vào đường cấm giờ phạt bao nhiêu?

by Hữu Duy

Xin chào đội ngũ luật sư tư vấn của CSGT. Thời gian gần đây, tôi đang tập lái ô tô để thi bằng lái. Ngày hôm trước, tôi có luyện tập lái xe ô tô với chồng. Khi tôi chuẩn bị đi vào một con đường kia thì chồng tôi nhắc nhở, không được đi vào con đường đó, tại vì đường đó cấm ô tô hoạt động từ 7h – 10h sáng. Lúc đó tầm khoảng 9h sáng. Tôi muốn biết rõ hơn về loại biển báo này cũng như thắc mắc rằng, nếu ô tô đi vào đường cấm giờ phạt bao nhiêu? Tôi hy vọng rằng, câu hỏi của tôi sẽ được đội ngũ CSGT giải đáp một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Tôi xin cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Lỗi đi vào đường cấm giờ là gì?

Lỗi là một trong những yếu tố để xác định trách nhiệm pháp lý của mỗi người phải chịu. Dưới góc độ nghiên cứu pháp lý, lỗi có thể được hiểu là thái độ tâm lý của những người vi phạm. Thông thường, có hai dạng lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý, dựa vào ý chí và lý trí để phân biệt hai loại lỗi này.

Lỗi đi vào đường cấm giờ là vi phạm khi người tham gia giao thông đi vào các tuyến đường cấm. Đây là loại đường không cho phép một hoặc một số phương tiện lưu thông. Trên thực tế, loại đường này khá phổ biến ở các thành phố lớn. Lý do bởi lưu lượng xe nhiều và đa dạng, cần đảm bảo an toàn, an ninh đô thị. Các lệnh cấm xe vào thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt phổ biến.

Thông thường, lệnh cấm đường sẽ hoạt động vào các khung giờ cao điểm theo quy định của pháp luật. Một số loại phương tiện bị cấm bao gồm xe tải, xe ô tô, xe hợp đồng. Ví dụ, vào khung giờ cấm tải Hồ Chí Minh, nếu điều khiển loại xe này vào đường cấm, bạn sẽ nhận mức xử phạt hành chính. Do đó, cần chú ý biển báo nhận biết đường cấm khi tham gia giao thông để tránh.

Cách nhận biết các loại biển báo cấm xe đi vào đường cấm theo giờ

Trên thực tế hiện nay, hầu hết các tuyến đường cấm các loại phương tiện đều được trang bị hệ thống các biển báo để người tham gia giao thông có thể nhận biết. Tuy nhiên, có thể mỗi người trong chúng ta chưa thực sự quan tâm đến chúng, dẫn đến việc vô tình mắc lỗi đi vào đường cấm giờ. Bên cạnh đó, việc nhận biết các loại biển báo đường cấm không có gì khó.

Nhìn chung, các biển báo cấm được quy chuẩn có hình dạng tròn, viền đỏ. Những biển cấm một phương tiện cụ thể sẽ có hình ảnh của phương tiện đó cùng với dấu gạch chéo. Ở các đường cấm xe tải, ô tô, bảng khung giờ cấm tải sẽ được đặt bên dưới rất dễ nhìn và khá rõ ràng.

Căn cứ theo Điều 26, Chương 4, Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT quy định về biển báo cấm có mã P (cấm) và phụ lục B thì ý nghĩa của biển cấm như sau:

  • Biển số P.101 (đường cấm):  Biển báo đường bị cấm 2 chiều trừ một số loại xe được ưu tiên.
  • Biển số P.102 : Cấm đi ngược chiều xe thô sơ và xe cơ giới đi ngược, trừ xe được ưu tiên. Người đi bộ được phép đi bên lề đường hoặc vỉa hè.
  • Biển số P.103a: Cấm xe ô tô bao gồm cả xe máy 3 bánh có thùng.
  • Biển số P103b: Cấm ô tô rẽ phải.
  • Biển số  P103c: Cấm ô tô rẽ trái.
  • Biển số P103 :Cấm xe máy.
  • Biển số P 105 : Cấm ô tô và xe máy.
  • Biển số P 106a: Cấm xe ô tô tải, biển có hiệu lực cấm với cả máy kéo.
  • Biển số Biển số P 106b (cấm xe ô tô tải): Cấm xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở lớn hơn mức quy định cho phép ghi trên biển. Biển áp dụng cho cả xe kéo và xe chuyên dùng.
  • Biển số P.106c: Biển báo đường cấm các xe chở hàng nguy hiểm.
  • Biển số P107: Biển cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải.
  • Biển số P.107a: Cấm ô tô khách (trừ xe bus). Trường hợp cấm xe khách theo số ghế ngồi sẽ có biển phụ ghi số ghế.
  • Biển số P.107b: Biển cấm xe ô tô taxi. Trường hợp cấm xe taxi theo giờ sẽ có biển phụ ghi thời gian.
  • Biển số P.108: Cấm xe kéo rơ-moóc, loại trừ xe ưu tiên theo quy định.
  • Biển số P.108a: Cấm xe sơ-mi rơ-moóc.
  • Biển số P.109 : Cấm xe máy kéo, bao gồm cả máy kéo bánh hơi và bánh xích.
  • Biển số P.110a: Cấm xe đạp đi, được phép dắt xe đạp.
  • Biển số P.110b: Cấm xe đạp thồ đi qua.
  • Biển số P.111a : Cấm xe gắn máy.
  • Biển số P.111b hoặc P.111c : Cấm xe ba bánh có động cơ như xe lam, xích lô máy, xe lôi máy,…
  • Biển số P.111d : Cấm các loại xe ba bánh không có động cơ như xe xích lô, xe lôi đạp,…

Ô tô đi vào đường cấm giờ phạt bao nhiêu?

Ô tô hay còn gọi là xe hơi, đây là một loại phương tiện giao thông cá nhân có 4 bánh. Ô tô mang lại những tiện lợi cho người sử dụng như có thể che mưa che nắng, dễ dàng di chuyển đường dài. Tuy nhiên, một số con đường không phù hợp cho ô tô di chuyển vào những khung giờ nhất định. Vì thế, những con đường đó có thể cấm ô tô hoạt động theo giờ.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 3, khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

…..

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;

b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

….

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

……

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này.”

Như vậy, ô tô đi vào đường cấm theo giờ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô tong trường hợp này bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Ô tô đi vào đường cấm giờ phạt bao nhiêu

Thủ tục xử phạt hành chính lỗi đi vào đường cấm theo giờ

Câu hỏi: Tôi hiện nay đang sinh sống tại Hà Nội. Hôm trước, do có việc gấp nên tôi đã đi vào đường cấm giờ. Sau đó, tôi bị các đồng chí cảnh sát giao thông xử phạt hành chính với lỗi là đi ô tô vào đường cấm theo giờ. Bây giờ, tôi thắc mắc rằng, thủ tục xử phạt hành chính lỗi đi vào đường cấm theo giờ được tiến hành như thế nào? Mong Luật sư giải đáp!

Thủ tục xử phạt hành chính lỗi đi vào đường cấm theo giờ được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Phát hiện hành vi

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc đối tượng phải chấm dứt hành vi vi phạm hành chính bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác mà pháp luật quy định.

Bước 2: Lập biên bản

Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của mình phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính; trừ trường hợp xử phạt không cần lập biên bản theo quy định tại Điều 56 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Sau khi lập xong biên bản vi phạm hành chính thì giao 01 bản cho tổ chức; cá nhân vi phạm hành chính. Trường hợp người vi phạm là đối tượng chưa thành niên; thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó theo quy định.

Với trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lĩnh vực được giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt theo quy định thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có đủ thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Bước 3: Xác minh tình tiết vụ việc

Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm theo quy định tại Điều 59.

Bước 4: Xác định giá trị tang vật vi phạm

Xác định giá trị tang vật vi phạm để làm căn cứ xác định thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên cần nắm được thời hạn tạm giữ tang vật để xác định là không quá 24 giờ tính từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, với trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ.

Bước 5: Giải trình

Giải trình theo quy định tại điều 61 Luật Hành Chính.

Bước 6: Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm

Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Còn trường hợp nếu không có dấu hiệu phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các giai đoạn:

–  Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm.

– Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên đó.

– Thực hiện biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu trường hợp  bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định theo đúng thời gian yêu cầu.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Ô tô đi vào đường cấm giờ phạt bao nhiêu?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như tư vấn pháp lý về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Người vi phạm có thể nộp phạt lỗi đi vào đường cấm giờ tại những cơ quan nào?

Người vi phạm có thể nộp phạt lỗi đi vào đường cấm giờ tại:
– Nộp trực tiếp cho kho bạc nhà nước.
– Nộp tại ngân hàng thương mại đã được nhà nước uỷ nhiệm thu tiền phạt.
– Chuyển khoản vào số tài khoản kho bạc nhà nước trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt.

Đối tượng nào phải chịu trách nhiệm lỗi phạt đi vào đường cấm giờ?

Ngoài vào đường cấm giờ bị phạt bao nhiêu tiền, câu hỏi về đối tượng phạt cũng khá phổ biến. Đối tượng chịu trách nhiệm cho vi phạm có thể là bất cứ ai điều khiển phương tiện giao thông. Song, lỗi này thường khá phổ biến đối với ô tô và xe máy. Việc xử phạt đi vào đường cấm ô tô, xe máy sẽ dành cho người điều khiển phương tiện này. Theo đó đối tượng chịu phạt lỗi đi vào đường cấm giờ sẽ là:
– Nếu người điều khiển đồng thời là chủ xe, họ sẽ phải có trách nhiệm nộp phạt và thu hồi giấy phép.
– Trong trường hợp còn lại, chủ xe và người điều khiển là hai người khác nhau. Chủ xe sẽ không có trách nhiệm chịu phạt, mà là người điều khiển phương tiện.
Qua đó, người điều khiển phương tiện cần có ý thức trong nhận biết và tránh mắc phải lỗi này.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like