Quy chuẩn 41 về biển báo tốc độ theo quy định hiện nay

by Thúy Duy
Quy chuẩn 41 về biển báo tốc độ theo quy định hiện nay

Quy chuẩn 41:2019/BGTVT là Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ. Do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2020. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT thay thế QCVN 41:2016/BGTVT. Vậy quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định như thế nào về biển báo tốc độ? Để có thể giải đáp thắc mắc về câu hỏi này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT nhé!

Căn cứ pháp lý

Biển báo giao thông

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về khái niệm biển báo giao thông, tuy nhiên, có thể hiểu, biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường để biểu thị, truyền đạt các thông tin đến người tham gia giao thông.

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 thì hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Như vậy, biển báo giao thông thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ. Nếu ở cùng một khu vực mà đồng thời có các hình thức báo hiệu khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh theo thứ tự sau:

Đầu tiên là hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

Thứ hai là hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

Thứ ba là hiệu lệnh của biển báo giao thông;

Thứ tư là hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên đường.

Lưu ý: Trường hợp ở một vị trí đã có biển báo cố định lại có biển khác có tính chất tạm thời mà 02 biển có ý nghĩa khác nhau thì phải chấp hành theo biển báo có tính chất tạm thời.

Các loại biển báo giao thông

Khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ quy định biển báo giao thông gồm 05 nhóm:

1- Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

2- Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

3- Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

4- Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi/các điều cần biết;

5- Biển phụ để thuyết minh bổ sung cho các loại biển nêu trên.

Quy chuẩn 41:2019/BGTVT về các biển báo tốc độ

Quy chuẩn 41:2019/BGTVT là Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ. Do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2020. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT thay thế QCVN 41:2016/BGTVT.

Quy chuẩn 41:2019/BGTVT là quy định về hệ thống báo hiệu áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam bao gồm: đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và các đường nằm trong hệ thống đường bộ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Hiệp định GMS-CBTA, các thỏa thuận trong ASEAN và các thỏa thuận quốc tế khác).

Quy chuẩn này áp dụng đối với người tham gia giao thông trên mạng lưới đường bộ của Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, đầu tư xây dựng, bảo vệ, bảo trì, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Biển báo giới hạn tốc độ

Biển báo tốc độ tối đa cho phép

– Biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”.

 Biển số P.127 "Tốc độ tối đa cho phép
Biển số P.127

Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Người điều khiển phương tiện căn cứ vào điều kiện cụ thể khác như khí hậu thời tiết tình trạng mặt đường, tình hình giao thông, phương tiện, điều kiện sức khỏe để điều khiển phương tiện với tốc độ phù hợp, an toàn và không quá giá trị ghi trên biển.

– Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm;

Biển số P.127a
Biển số P.127a

Áp dụng biển số P.127a cho một số trường hợp qua khu đông dân cư vào ban đêm nhằm mục đích nâng cao tốc độ vận hành khi đường ít xe chạy. Biển chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi trên biển và trong phạm vi từ vị trí đặt biển đến vị trí biển số R.421 “Hết đoạn đường qua khu đông dân cư”. Biển được đặt sau vị trí biển số R.420 “Đoạn đường qua khu đông dân cư”.

– Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường;

Biển số P.127b
Biển số P.127b

Khi quy định tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường, nếu chỉ sử dụng biển đặt bên đường hoặc trên cột cần vươn hay giá long môn, sử dụng biển số P.127b. Xe chạy trên làn nào phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.

– Biển số P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường;

Biển số P.127c
Biển số P.127c

Khi quy định tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường, sử dụng biển số P.127c. Các loại phương tiện phải đi đúng làn đường và tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.

Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép

Biển số R.306: Tốc độ tối thiểu cho phép

Biển số R.306
Biển số R.306

Biển có giá trị báo cho người tham gia giao thông biết hiệu lực của biển số R.306 hết tác dụng, kể từ biển này các xe được phép chạy chậm hơn trị số ghi trên biển nhưng không được gây cản trở các xe khác.

Biển báo hết hạn chế tốc độ giới hạn

– Biển số DP.134: Hết tốc độ tối đa cho phép;

Biển số DP.134: Hết tốc độ tối đa cho phép
Biển số DP.134

Biển có giá trị báo cho người tham gia giao thông biết hiệu lực của biển số P.127 hết tác dụng. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

– Biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”

- Biển số DP.135 "Hết tất cả các lệnh cấm"
Biển số DP.135

Biển có giá trị báo hết đoạn đường mà nhiều biển báo cấm cùng hết hiệu lực.

– Biển số DP.127 “Biển hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép”

Biển số DP.127 "Biển hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép
Biển số DP.127

Biển này có giá trị báo hết đoạn đường tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Mức phạt vi phạm các lỗi chạy xe không đúng tốc độ quy định

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện vi phạm chạy quá tốc độ cho phép hoặc chậm hơn so với mức quy định đều có thể bị xử phạt vi phạm giao thông. Cụ thể:

Lỗi vi phạmMức phạt vi phạm
Xe máyÔ tô
Phạt tiềnXử phạt bổ sungPhạt tiềnXử phạt bổ sung
Chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép100.000 – 200.000 đồng(Điểm q khoản 1 Điều 6)Không áp dụng800.000 – 01 triệu đồng(Điểm s khoản 3 Điều 5)Không áp dụng
Chạy quá tốc độ từ 05 – 10km/h200.000 – 300.000 đồng(Điểm c khoản 2 Điều 6)Không áp dụng800.000 – 01 triệu đồng (Điểm a khoản 3 Điều 5)Không áp dụng
Chạy quá tốc độ từ 10 – 20km/h600.000 – 01 triệu đồng(Điểm a khoản 4 Điều 6)Không áp dụng03 – 05 triệu đồng(Điểm i khoản 5 Điều 5)Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng(Điểm b khoản 11 Điều 5)
Chạy quá tốc độ trên 20 – 35km/h(Với xe máy: trên 20km/h)04 – 05 triệu đồng(Điểm a khoản 7 Điều 6)Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng(Điểm c khoản 10 Điều 6)06 – 08 triệu đồng(Điểm a khoản 6 Điều 5)Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng(Điểm c khoản 11 Điều 5)
Chạy quá tốc độ trên 35km/hKhông áp dụngKhông áp dụng10 – 12 triệu đồng(Điểm c Khoản 7 Điều 5)Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng(Điểm c khoản 11 Điều 5)

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Quy chuẩn 41 về biển báo tốc độ được quy định như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Qua ngã tư, biển báo tốc độ còn hiểu lực không?

Qua ngã tư, biển báo tốc độ mặc định hết hiệu lực trừ 03 trường hợp sau:
– Đoạn đường giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị; hoặc khu đất lân cận mà phương tiện chỉ có thể ra, vào khu đất bằng một lối đi chung;
– Biển R.420 (bắt đầu khu đông dân cư), R.421 (hết khu đông dân cư);
– Các biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực và các trường hợp có quy định riêng.

Cơ quan có thẩm quyền đặt biển báo tốc độ tối đa và tối thiểu

Theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thì cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo hạn chế tốc độ bao gồm:
“ a) Bộ Giao thông vận tải đối với đường bộ cao tốc;
b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (trừ đường bộ cao tốc);
c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.”
Và các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT

Vị trí cắm biển báo hạn chế tốc độ?

Ngày 29/8/2019, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Thông tư này các biển báo tốc độ giao thông có độ linh động cao hơn đối với các xe di chuyển.
Theo Thông tư, việc đặt biển báo hạn chế tốc độ được thực hiện riêng  căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về kết cấu hạ tầng, lưu lượng, chủng loại phương tiện và thời gian trong ngày.
Như vậy trên một đoạn đường có thể đặt nhiều biển hạn chế tốc độ khác nhau trên mỗi chiều ví dụ như biển báo tốc độ trên đường cao tốc thay chỉ đặt một loại duy nhất như hiện nay.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment