Quy định biển báo tốc độ 60

by Anh Lan
Quy định biển báo tốc độ 60

Nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người khi tham gia giao thông, trên các con đường ở Việt Nam thường sẽ được gắn các biển báo tốc độ với các con số khác nhau như 60, 40, 50 hay 80 cùng các biển chỉ dẫn khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu chính xác về các loại biển báo này. Vì vậy, hôm nay CSGT sẽ chia sẻ cho mọi người các quy định về loại biển báo tốc độ 60, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Ý nghĩa của biển báo tốc độ 60 trong luật giao thông

Tại Việt Nam có vô vàn các loại biển báo với các màu sắc khác nhau nhằm biểu thị ý nghĩa khác nhau. Biển báo tốc độ 60 cũng vậy. Loại biển báo này tồn tại 3 dạng với màu sắc khác nhau với ý nghĩa biểu thị khác nhau mà người đi đường nhất định phải quan sát kĩ để không thực hiện sai. 

Biển báo hiệu tốc độ tối thiểu 60km/h

Loại biển này có hình tròn có màu xanh dương ở giữa có số 60 nổi màu trắng . Số hiệu được quy định thống nhất là R.306. Loại biển này thông báo tốc độ tối thiểu cho phép các loại xe cơ giới bắt buộc phải chạy là 60km/h để không gây ra tình trạng ách tắc giao thông, cản trở phương tiện phía sau hay va chạm giữa xe chạy trước và chạy sau. 

Quy định biển báo tốc độ 60
Quy định biển báo tốc độ 60

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các loại biển dạng này với số hiệu khác nhau như 30, 40 tại các khu vực thưa dân cư, các khu vực đường quốc lộ. Đối với các xe không thể chạy với tốc độ ghi trên biển thì không được phép đi vào cung đường này nên hầu hết các loại xe đều có thể. Nếu chạy không đạt tốc độ tối thiểu này, nếu không may gặp công an chắc chắn bạn sẽ bị phạt từ 200.000 – 1.200.000 VNĐ tùy theo là xe máy hay ô tô( chưa kể một số lỗi khác như thiếu bằng lái xe, thiếu gương chiếu hậu, không đội mũ bảo hiểm…).

Biển báo hiệu lệnh hết hạn chế độ tốc độ tối thiểu 60km/h

Ý nghĩa của biển báo hiệu lệnh hết hạn chế độ tốc độ tối thiểu 60km/h là khi đang đi trên đường có biển báo tốc độ 60 là tốc độ tối thiểu mà xuất hiện biển xanh như vậy nhưng có 1 vạch đỏ lớn đỏ gạch chéo ở giữa thì bạn có nghĩa là là mình có thể đi chậm hơn 60km/h.

Quy định biển báo tốc độ 60
Quy định biển báo tốc độ 60

Biển báo hiệu lệnh tốc độ tối đa là 60km/h

Loại biển mang ý nghĩa thông báo các loại xe cơ giới đang di chuyển trên cung đường chỉ được phép di chuyển với tốc độ tối đa là 60km/h. Tất cả các trường hợp vượt quá 60km/h là vi phạm lỗi chạy quá tốc độ cho phép và sẽ bị xử phạt.

Để nhận biết biển báo tốc độ này, bạn hãy nhận diện chúng thông qua miêu tả sau đây: biển hiệu hình tròn, vòng ngoài màu đỏ, ở giữa là màu trắng và có số 60 bên trên. Loại biển này có số hiệu là P127.

Người tham gia giao thông cần nắm rõ tính chất các ngả đường là đường một chiều hay hai chiều khi có biển báo báo tốc độ 60 để biết trước tốc độ cao nhất mình có thể đi. Tại Thông tư 31/2019/ TT-BGTVT có quy định, các xe cơ giới được phép tham gia di chuyển trong khu vực có biển báo này như sau:

  • Tại các khu vực đông dân có đường đôi hoặc đường 1 chiều có từ hai làn xe trở lên thì các loại phương tiện sau được phép di chuyển: các loại xe cơ giới trừ xe máy có phân khối nhỏ dưới 50m3
  • Ngoài các khu vực tập trung đông dân:
  • Đối với đường đôi hoặc đường 1 chiều có hai làn trở nên: ô tô kéo, ô tô kéo xe, ô tô trộn bê tông
  • Đối với đường 2 chiều hoặc đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới: xe buýt, mô tô chuyên dụng, các loại ô tô (trừ ô tô trộn bê tông)
Quy định biển báo tốc độ 60
Quy định biển báo tốc độ 60

Tầm quan trọng của các loại biển báo trong khi tham gia giao thông

Các loại biển báo như giúp chúng ta tham gia giao thông an toàn, biết khi nào được đi nhanh, khi nào được đi chậm, đường nào được rẽ, đường nào không. Những vụ tai nạn thương tâm sẽ không xảy ra nếu tất cả chúng ta đều hiểu và làm theo biển chỉ báo. Cũng sẽ không còn những ngày đen đủi mới sáng sớm đã bị các chú công an gửi tặng tờ chi phiếu khiến túi tiền nhỏ bé của bạn càng trở nên nhỏ bé hơn.

Có thể nói biển báo tốc độ 60 hay các biển báo tốc độ khác đều có thể xuất hiện ở mọi cung đường nên bạn hãy thật chú ý để bản thân và những người thân yêu có thể tham gia giao thông an toàn.

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Quy định biển báo tốc độ 60“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Biển báo giao thông là gì?

Biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường; có chứa các thông tin đến người tham gia giao thông. Cụ thể để thông báo; cảnh báo; cấm hoặc cho phép giao thông trên một điều kiện cụ thể. 
Theo luật giao thông đường bộ Việt Nam; biển báo giao thông được chia làm 5 loại với từng mục đích khác nhau. Bao gồm biển báo chỉ dẫn; biển báo hiệu lệnh; biển báo cấm; biển báo nguy hiểm; biển báo phụ. 

Các loại biển báo tốc độ

– Biển báo giới hạn tốc độ (bao gồm Biển báo tốc độ tối đa cho phép; Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép);
– Biển báo hết hạn chế tốc độ giới hạn.

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với máy kéo

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h; (Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h; (Điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm; còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; (khi điều khiển máy kéo) từ 01 tháng đến 03 tháng; (Điểm a Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment