Rẽ phải khi đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?

by Nguyễn Oanh
Rẽ phải khi đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

Nhiều người có suy nghĩ rằng chỉ dừng đèn đỏ khi đi thẳng và rẽ trái, còn rẽ phải hoàn toàn tự do, đây là một quan điểm sai lầm sẽ bị xử phạt nghiêm. Sau đây CSGT xin giải đáp thắc mắc giúp bạn đọc vấn đề rẽ phải khi đèn đỏ bị phạt bao nhiêu? Trường hợp nào được rẽ phải khi đèn đỏ?

Ý nghĩa của tín hiệu đèn đỏ là gì?

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tín hiệu đèn giao thông gồm có 03 màu, trong đó tín hiệu đèn đỏ là cấm đi.

  • Tín hiệu đèn xanh: cho phép xe đi.
  • Tín hiệu đèn vàng: tín hiệu cảnh báo, báo hiệu người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường giảm tốc độ và phải dừng lại ở trước vạch sơn “Dừng lại” theo quy định. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện đã vượt quá vạch sơn thì phải nhanh chóng vượt qua khỏi đoạn đường. 
  • Tín hiệu đèn đỏ: dừng lại.

Có thể hiểu quy định đèn tín hiệu đỏ: Báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Mặc dù hiểu rõ đèn đỏ là phải dừng lại, nhưng nhiều người vẫn đang mặc định rằng chỉ dừng lại khi đi thẳng và rẽ trái, còn khi rẽ phải thì có thể rẽ tự do. Quan điểm trên là sai lầm, khi tham gia giao thông trừ những trường hợp được rẽ phải khi đèn đỏ, còn lại bắt buộc người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi gặp đèn đỏ. 

Những trường hợp được rẽ phải khi đèn đỏ

Khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông (chỉ được phép rẽ phải khi có hiệu lệnh của cảnh sát giao thông)

Theo đó, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu giao thông có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, hiệu lệnh của đèn tín hiệu, vạch kẻ đường…

Có đèn báo hiệu ưu tiên màu xanh cho phép rẽ phải được lắp đặt kèm theo

Bên cạnh đèn tín hiệu giao thông thông thường còn được lắp thêm một đèn phụ có hình mũi tên xanh (đỏ). Khi đèn tín hiệu giao thông mũi tên chuyển xanh, người điều khiển phương tiện sẽ được phép rẽ theo hướng mũi tên nhưng phải nhường đường cho các phương tiện lưu thông từ các hướng khác được phép đi.

Khi có biển báo hiệu cho phép các xe lưu thông được lắp đặt kèm theo (biển báo phụ cho phép rẽ phải)

Lưu ý khi rẽ phải, các phương tiện phải bật đèn xi-nhan xin đường và phải nhường đường cho người đi bộ.

Vạch kẻ đường cho phép rẻ phải

Trường hợp không có biển cũng như đèn giao thông thì chúng ta sẽ tuân thủ theo vạch kẻ đường là vạch mắt võng. Khi đi trên vạch mắt võng này bắt buộc phải rẽ, không được dừng đỗ hay đi thẳng.

Rẽ phải khi đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?
Rẽ phải khi đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

Các trường hợp không được rẽ phải khi gặp đèn đỏ

Nếu các bạn rẽ phải trong các trường hợp không thuộc mục 1 của bài này thì có nghĩa là các bạn đã rẽ phải trái quy định, do đó sẽ phải chịu các mức phạt theo quy định của pháp luật hiện hành

Ngoài các trường hợp đã nêu ở mục 1, các bạn không nên rẽ phải khi gặp đèn đỏ để đảm bảo an toàn và tránh vi phạm luật Giao thông đường bộ

Rẽ phải khi đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

Phương tiệnMức phạtCăn cứ
Điểm a khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5
800.000 đồng – 01 triệu đồngTước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 thángĐiểm e khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6
Máy kéo, xe máy chuyên dùng02 – 03 triệu đồngTước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 01 – 03 thángĐiểm đ khoản 5 và điểm a khoản 10 Điều 7
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác100.000 – 200.000 đồngKhông quy định
Rẽ phải khi đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung phạt tiền.

Trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, người vi phạm sẽ được áp dụng mức tối thiểu. Còn nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, người vi phạm sẽ bị áp mức tối đa của khung tiền phạt.

Một số mẹo rẽ phải an toàn, đúng luật 

Quan sát kỹ: Sử dụng kín chiếu hậu, mắt để quan sát rõ các phương tiện cùng chiều, phía sau xe, khi thấy không có chướng ngại vật mới bắt đầu rẽ. 

Bật tín hiệu xi-nhan để xin đường: Luôn phải bật xi-nhan khi rẽ đó là nguyên tắc bắt buộc, nếu không người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt. 

Quan sát và nhập làn đường sau khi rẽ: Khi chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều.

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Vạch kẻ đường cho phép rẽ phải”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm dừng công ty; giải thể công ty, tìm hiểu về Bảo hộ quyền tác giả; giấy ủy quyền xác nhận độc thân, cách tra cứu thông tin quy hoạch hoặc Đăng ký ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

 Ô tô có được rẽ phải khi gặp đèn đỏ không?

Ô tô chỉ được rẽ phải khi gặp đèn đỏ trong các trường hợp được phép rẽ tại mục 1. Nếu các bạn điều khiển ô tô rẽ phải không thuộc các trường hợp trên thì có thể bị áp dụng các mức phạt tại mục 3 bài viết này

Lỗi rẽ phải khi gặp đèn đỏ có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không?

Với xe máy: khi vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (cụ thể là rẽ phải khi gặp đèn đỏ mà không thuộc các trường hợp được phép rẽ tại mục 1) thì người lái xe có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng
Với ô tô: tương tự với xe máy, khi phạm lỗi vượt đèn đỏ (cụ thể là rẽ phải khi gặp đèn đỏ mà không thuộc các trường hợp được phép rẽ tại mục 1) thì người lái xe có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng

Khi bố trí các hình thức báo hiệu khác ở cùng một khu vực, thì ưu tiên chấp hành hiệu lệnh nào trước nếu muốn rẽ phải lúc đèn đỏ bật sáng mà không bị xử phạt?

Theo Quy chuẩn QCVN:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì thứ tự ưu tiên như sau:
1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment