Quy định vạch kẻ đường cho phép rẽ phải

by Nguyễn Oanh
Vạch kẻ đường cho phép rẽ phải

Vạch kẻ đường là một báo hiệu chỉ dẫn giao thông quen thuộc. Chúng ta bắt gặp vạch kẻ đường ở mọi nơi, song không phải ai cũng có thể hiểu hết ý nghĩa của từng loại vạch. Để tránh mất tiền oan khi tham gia giao thông, hãy tìm hiểu và ghi nhớ thật kỹ các loại vạch kẻ đường. Sau đây, csgt xin giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về vạch kẻ đường cho phép rẽ phải.

Vạch kẻ đường cho phép rẽ phải?

Vạch kẻ đường cho phép người tham gia giao thông rẽ phải thường gặp là các vạch kẻ mắt võng. Vạch mắt võng đi kèm theo mũi tên chỉ hướng rẽ phải thì phương tiện được phép rẽ phải.

Vạch mắt võng không được quy định trong quy chuẩn 41 nên không có hiệu lực về luật. Loại vạch này mang tính chất hình ảnh, giúp người đi đường phân biệt rõ hơn, vì đi cùng với vạch mắt võng là mũi tên chỉ dẫn rẽ phải. Vì vậy nếu bạn không rẽ phải mà lại đi thẳng, bạn sẽ bị xử phạt lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường”.

Khi bạn gặp vạch mắt võng, nếu không có ý định rẽ phải, bạn nên xin chuyển làn sớm.

Ngoài ra, vạch mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển các phương tiện giao thông không được dừng phương tiện trong phạm vị phần mặt đường có bố trí vạch, nhằm tránh ùn tắc giao thông.

Vạch mắt võng là gì?

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT mới có hiệu lực ngày 01/7 vừa qua, vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.

Tùy theo sự cần thiết mà có thể sử dụng vạch kẻ kiểu mắt võng ở các vị trí thích hợp. Vạch kẻ kiểu mắt võng có thể sử dụng để xác định phạm vi cấm dừng trong phạm vi nút giao cùng mức, trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường cần thiết không cho phép dừng xe.

Hiện nay, quy cách vạch mắt võng có 02 loại như sau:

– Vạch mắt võng kiểu đơn giản: gồm vạch chéo trong lòng hình chữ nhật, màu vàng, bề rộng nét vẽ 20 cm – 40 cm;

– Vạch mắt võng kiểu thông thường: vạch có nét vẽ màu vàng, vạch vành ngoài giới hạn phạm vi kẻ vạch mắt võng có bề rộng vạch 20 cm. Vạch mắt võng bên trong nghiêng 45° so với vành ngoài, vạch rộng 10 cm khoảng cách đường chéo 1 m – 5 m.

Quy định vạch kẻ đường cho phép rẽ phải
Vạch kẻ đường cho phép rẽ phải

Gặp vạch kẻ đường cho phép rẽ phải đi như nào cho chuẩn?

Theo những quy định nêu trên, khi thấy vạch kẻ mắt võng- vạch kẻ đường cho phép rẽ phải, người điều khiển phương tiện giao thông không được dừng lại trong vạch này.

Tuy nhiên, việc đi qua vạch mắt võng chia thành những trường hợp sau:

– Vạch mắt võng không đi cùng mũi tên chỉ hướng:

+ Nếu đèn tín hiệu xanh, lái xe đi thẳng qua vạch mắt vòng thì không vi phạm luật;

+ Nếu gặp đèn đỏ mà lái xe dừng tại vạch mắt võng thì xem là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường cho phép rẽ phải;

– Trên vạch kẻ mắt võng là mũi tên xác định hướng phải đi:

+ Những người đi theo hướng phải đi của mũi tên được phép đi qua;

+ Những người đi qua vạch nhưng không đi theo hướng mũi tên vẫn sai luật.

Ví dụ: Mũi tên trên vạch mắt võng chỉ hướng rẽ phải. Nếu xe đi qua vạch kẻ mắt võng sau đó đi thẳng thì dù đèn xanh vẫn vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường.

Hướng dẫn phương tiện rẽ phải an toàn

Quan sát kỹ

Sử dụng mắt và gương chiếu hậu để quan sát kỹ các phương tiện cùng chiều, ngược chiều. Khi thấy đủ an toàn thì mới bắt đầu rẽ.

Bật tín hiệu xin đường

Đây là nguyên tắc phải nhớ khi rẽ, nếu không người lái xe sẽ bị xử phạt. Khoản 1 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ quy định: Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

Quan sát và nhập làn đường sau khi rẽ

Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Vạch kẻ đường cho phép rẽ phải”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm dừng công ty; giải thể công ty, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; giấy ủy quyền xác nhận độc thân, cách tra cứu thông tin quy hoạch hoặc Đăng ký ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đi xe vào vạch mắt võng bị phạt bao nhiêu tiền?


Nghị định 100 năm 2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường như sau:
– Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
– Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Vi phạm luật giao thông nộp phạt ở đâu?

Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
Ngoài ra, còn có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Hoặc nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Trường hợp nào đèn đỏ vẫn được rẽ phải?

Khi có vạch kẻ đường cho phép rẽ phải.
Vạch kẻ đường cho phép người tham gia giao thông rẽ phải thường gặp là các vạch kẻ mắt võng. Vạch mắt võng đi kèm theo mũi tên chỉ hướng rẽ phải thì phương tiện được phép rẽ phải.

4/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment