Lái xe đầu kéo cần bằng gì?

by Anh Lan
Lái xe đầu kéo cần bằng gì?

Chào Luật sư, tôi đang là tài xế taxi. Sắp tới, tôi muốn chuyển sang lái xe đầu kéo. Vậy nên tôi muốn hỏi luật sư là lái xe đầu kéo cần bằng gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ của chúng tôi. Về vấn đề trên, CSGT xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Xe đầu kéo là gì?

Xe đầu kéo hay còn hay được gọi với cái tên thông dụng hơn là xe container. Đây là một loại phương tiện cơ giới đường bộ được móc nối với các thùng hàng, rơ moóc hoặc các loại sơ mi rơ moóc chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn. Các đồ vật với kích thước cồng kềnh khi có nhu cầu vận chuyển quãng đường dài như Bắc – Nam cũng thường lựa chọn loại xe này.

Đường bộ là phương thức vận tải xương sống trong hoạt động vận tải hàng hóa ở Việt Nam. Năm 2016, vận tải hàng hóa đường bộ chiếm 77% tổng lượng vận chuyển hàng hóa của cả nước.

Xe container có khả năng chở được hàng hóa với khối lượng lên đến hàng trăm tấn. Cách lưu thông trên đường của xe đó là nhờ sự hoạt động của máy kéo, kéo theo một hoặc nhiều thùng hàng, rơ moóc hoặc các loại sơ mi rơ moóc không bánh. Chính nhờ loại xe này mà các hàng hóa, sản phẩm sẽ được phân bố đi khắp mọi nơi trên Tổ quốc.

Lái xe đầu kéo cần bằng gì?

Quy định về luật an toàn giao thông đường bộ cho phép người điều khiển lái xe và lưu thông các loại xe đầu kéo trên đường chỉ khi đã được cấp bằng hạng FC. Đây là loại giấy phép lái xe được cấp cho những người được phép điều khiển các loại xe rơ moóc, sơ mi rơ moóc và ô tô đầu kéo tại Việt Nam.

Trước đây, người dùng vẫn có thể sử dụng bằng hạng C để điều khiển các loại xe sơ mi rơ moóc và xe đầu kéo tại Việt Nam. Tuy nhiên, tài xế lái các loại xe này thường xuyên mắc lỗi xử lý kém nên quy định này đã được sửa đổi. Do đó, giấy phép lái xe cho các loại xe ô tô đầu kéo được nâng hạng lên thành FC. Vì vậy, nếu muốn xin việc làm lái xe đầu kéo thì tài xế phải học lên bằng FC để đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.

Điều kiện học bằng FC

Theo quy định mới sửa đổi thì những công dân đang làm việc tại Việt Nam từ 24 tuổi trở lên nếu đã được cấp bằng C, D, E trước đó thì chỉ cần 1 năm kinh nghiệm hành nghề lái xe an toàn tức không gây bất kỳ tai nạn giao thông nào sẽ được yêu cầu cấp bằng lái xe đầu kéo FC. Đặc biệt, quy định mới cho phép các học viên được đào tạo lấy bằng FC mà không phải thông qua bằng cấp hay chứng chỉ nào khác. Giờ đây, trở ngại về bằng cấp khi xin việc làm lái xe đầu kéo không còn là nỗi lo ngại lớn cho các tài xế.

Điều kiện học bằng FC
Điều kiện học bằng FC

Quy trình lấy bằng FC

Đối với những người đã có bằng C, D, E và có kinh nghiệm hành nghề 3 năm chạy xe an toàn trong khoảng 50 nghìn cây số; cũng như từng lái xe container liên tục trong 2 năm thì sẽ được miễn thi lý thuyết. Như vậy, các tài xế chỉ cần vượt qua phần thi thực hành lái xe đầu kéo thì sẽ được nâng cấp lên bằng FC.

Với những người chỉ vừa đủ 3 năm lái xe cho các bằng C, D, E và chạy xe an toàn trong khoảng 50 nghìn cây số nhưng chỉ điều khiển xe container liên tục từ 1 đến 2 năm thì sẽ không phải học lý thuyết. Nhưng bù lại, người lái phải tham gia thi sát hạch cả lý thuyết lẫn thực hành thì mới được cấp bằng lái hạng FC.

Không có bằng lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu từ năm 2022

Theo khoản 11 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP; quy định tăng mức phạt đối với người điều khiển các loại xe sau đây không có giấy phép lái xe:

  • Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng; đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mô tô;
  • Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng; đối với người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, mô tô ba bánh;
  • Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng; đối với người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.

Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP vẫn giữ nguyên mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển mô tô và các loại xe tương tự mô tô không mang theo giấy phép lái xe. Mức phạt 200.000 đến 400.000 đồng đối với người điều khiển ô tô; máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không mang theo giấy phép lái xe.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Lái xe đầu kéo cần bằng gì?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Bằng lái xe là gì?

Bằng lái xe hay Giấy phép lái xe là một loại bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan nhà nước; hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể. Giấy phép lái xe cho phép người đó vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép lái xe?

1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam: có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; và những đối tượng thuộc quyền quản lý của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
2. Sở Giao thông vận tải: có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bị cảnh sát giao thông tạm giữ bằng lái xe thì có được lái xe không?

Trong thời gian bị tạm giữ các bằng lái xe, vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Chỉ khi quá thời hạn ghi trong biên bản mà người bị tạm giữ bằng lái chưa đến để nộp phạt và vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện thì mới bị phạt về lỗi không có giấy tờ xe.

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment