Xe máy đỗ xe trên cầu có vi phạm không?

by Anh Lan
Xe máy đỗ xe trên cầu có vi phạm không?

Dừng xe, đỗ xe đúng quy định là một quy định bắt buộc khi tham gia giao thông. Vậy hành vi xe máy đỗ xe trên cầu có vi phạm không? Đỗ xe trên cầu bị phạt bao nhiêu? Phải dừng, đỗ xe như thế nào? Có được dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không? Nếu bạn quan tâm cũng quan tâm đến vấn đề này và muốn tìm câu trả lời thì mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của CSGT nhé!

Căn cứ pháp lý

Xe máy đỗ xe trên cầu có vi phạm không?

Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian (khoản 2 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008).

Pháp luật quy định những nơi không được đỗ xe như sau:

– Bên trái đường một chiều

– Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất

– Trên cầu, gầm cầu vượt

– Song song với một xe khác đang dừng đỗ

– Trên phần đường dành cho người đi bộ sang đường

– Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5m từ mép đường giao nhau

– Nơi dừng của xe buýt

– Trước cổng và trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức

– Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe

– Trong phạm vi an toàn đường sắt

– Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Như vậy, xe máy đỗ xe trên cầu là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.

Khi chủ phương tiện buộc phải dừng, đỗ xe trên đường thì phải làm gì?

  • Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
  • Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
  • Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
  • Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
  • Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
  • Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
  • Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

Như vậy, trong trường hợp xảy ra sự cố buộc phải dừng xe trên cầu, chủ phương tiện phải có tín hiệu thông báo rõ ràng cho người tham gia giao thông khác ở trên cầu có thể nhận biết đồng thời liên hệ ngay với đơn vị chức năng tổ chức cứu hộ để giải quyết vụ việc.

Đỗ xe trên cầu bị phạt bao nhiêu?

Đối với hành đỗ xe trên cầu chỉ để phục vụ nhu cầu “hóng gió”, ăn uống, trò chuyện… của bản thân, làm cản trở các phương tiện khác đang tham gia giao thông. Khi đó, chủ phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị Định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Đối với xe ô tô

Phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng khi dừng xe, đỗ xe trên cầu và bị tước giấy phép lái xe từ 01-03 tháng (điểm d khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Trong trường hợp xe ô tô dừng đỗ tại cầu thuộc phạm vi của đường cao tốc, chủ xe có thể bị phạt từ 10-12 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 2-4 tháng theo quy định của Nghị định trên.

Đối với xe máy

Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng khi dừng xe, đỗ xe trên cầu. (điểm d khoản 3 Điều 6 của Nghị định 100).

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng khi dừng xe, đỗ xe trên cầu (điểm đ khoản 2 Điều 7 của Nghị định 100 sửa đổi tại điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123).

Đối với xe đạp

Phạt tiền từ 80.000 đến 100.000 đồng đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông. (điểm k khoản 1 Điều 8 của Nghị định 100).

Có được dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không?

Khoản 3 Điều 26 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

“Điều 26. Giao thông trên đường cao tốc

3. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết”.

Như vậy, theo quy định này thì không được phép dừng xe tùy tiện trên đường cao tốc, chỉ được dừng xe tại trạm dừng nghỉ hoặc khu vực có bố trí điểm dừng xe (có biển báo).

Quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc
Quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Trường hợp khẩn cấp (xe bị sự cố, người lái xe có vấn đề nguy hại về sức khỏe…) phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy. Cụ thể ở đây có thể là lề đường phía tay phải theo chiều đi của mình. Trong trường hợp khẩn cấp không thể đưa được thì nhanh chóng thực hiện các biện pháp như: đặt cảnh báo nguy hiểm như biển tam giác, chóp nón, cành cây hay vật dụng khác để cảnh báo an toàn giao thông cho lái xe khác biết phòng tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra. Đồng thời liên hệ ngay với đơn vị chức năng tổ chức cứu hộ để giải quyết vụ việc.

Để đảm bảo an toàn, trước khi vào cao tốc chạy với tốc độ cao có thể đến 120km/h, bạn phải kiểm tra phương tiện như: hệ thống phanh, lốp, nhiên liệu, hệ thống lái… và đảm bảo về sức khỏe không mệt mỏi buồn ngủ hoặc các bệnh khác làm ảnh hưởng đến việc điều khiển phương tiện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Xe máy đỗ xe trên cầu có vi phạm không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; xin giải thể công ty; quy trình làm báo cáo tài chính năm; khai thuế đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc… của CSGT. Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Dừng đỗ xe gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Nếu việc đỗ xe của người lái xe được xác định là hành vi dừng đỗ xe không đúng theo quy định và gây ra tai nạn giao thông thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường cho người bị tai nạn. Nhưng nếu việc dừng đỗ xe của người lái xe được xác định là không vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm về tai nạn.

Xe máy bật xi nhan trái khi rẽ phải có bị xử phạt không?

Khoản 1 Điều 15 Luật GTĐB 2008, thì người điều khiển xe máy khi thực hiện việc chuyển hướng phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo rẽ. Trường hợp báo tín hiệu báo rẽ bên trái nhưng điều khiển xe rẽ bên phải thì có nghĩa là tín hiệu báo rẽ đó không phát huy tác dụng nên sẽ bị xử phạt như lỗi không xi nhan.

Dừng xe giữa đường nghe điện thoại có bị phạt không?

Theo quy định tại Nghị định số 100/2019, hành vi nghe điện thoại trong lúc điều khiển phương tiện giao thông đối với ô tô sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng, nếu gây TNGT thì bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng. Đối với xe máy, mức phạt sẽ từ 600.000 – 1 triệu đồng, nếu gây TNGT bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng. Và mức phạt hành vi này đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện là từ 80.000 – 100.000 đồng.

5/5 - (4 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment