Xin cấp lại bằng lái xe máy ở đâu?

by Ngọc Gấm
Xin cấp lại bằng lái xe máy ở đâu?

Trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông bằng xe máy, đôi lúc do sơ suất hoặc do bị trộm; hoặc cướp mà chúng ta sẽ bị mất số giấy tờ trong đó có bằng lái xe. Việc làm lại bằng lái xe máy chưa bao giờ là dễ dàng đối với nhiều người. Nhiều người đã thật sự nản lòng và không muốn làm lại bằng lái xe máy do không biết phải làm thủ tục làm lại bằng lái ra sau. Câu hỏi khi muốn làm lại bằng lái xe mọi người hay thắc mắc nhất chính là xin cấp lại bằng lái xe máy ở đâu? Để làm rõ câu hỏi xin cấp lại bằng lái xe máy ở đâu, mời quý đọc giả tham khảo bài viết dưới đây của CSGT.

Cở sở pháp lý

Luật Giao thông đường bộ 2008

Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT

Thông tư 188/2016/TT-BTC 

Bằng lái xe máy theo quy định Luật Giao thông đường bộ

Bằng lái xe máy hay Giấy phép lái xe máy là tên gọi giấy phép; chứng chỉ của do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho người tham gia giao thông; cho phép họ được vận hành; lưu thông trên đường bộ.

-Bằng lái xe máy có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam; và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận bằng lái xe máy của nhau.

– Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới; bằng lái xe máy được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.

Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:

a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;

c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:

a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;

b) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

d) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;

đ) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;

e) Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;

g) Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóchoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.

– Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.

Thời hạn sử dụng của bằng lái xe

Theo Điều 17 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định như sau:

– Bằng lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn;

– Bằng lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (đối với nữ); và đủ 60 tuổi (đối với nam). Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

– Bằng lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

– Bằng lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Xin cấp lại bằng lái xe máy ở đâu

Để xin cấp lại bằng lái xe máy , bạn sẽ phải tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Giao thông vận tải nơi cấp GPLX; hoặc Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh.

Khi đến nộp hồ sơ; người nộp xuất trình CMND; thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận được giấy hẹn trả kết quả.

Thời gian nhận hồ sơ vào các ngày trong tuần (từ thứ hai đến thứ 6 và sáng thứ 7 – sáng từ 7h đến 11h30; chiều từ 13h đến 16h30), ngày lễ, tết nghỉ.

Tại thành phố Hồ Chí Minh:

  • 252 Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3: Phòng quản lý sát hạch cấp GPLX.
  • 51/2 Thành Thái, Phường 14, Quận 10.
  • Số 8 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12.
  • 937 Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8.
  • 111 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Sơn Nhất, Quận Tân Phú: Trường dạy lái xe Tiến Bộ.

Tại thành phố Hà Nội:

  • Tổng cục đường bộ Việt Nam: D20, đường Tôn Thất Thuyết, khu đô thị Cầu Giấy, quận Cầu Giấy.
  • Sở Giao thông vận tải Hà Nội: Số 2 Phùng Hưng, Quận Hà Đông.
  • Phòng quản lý phương tiện giao thông – Sở GTVT Hà Nội: Số 16 Cao Bá Quát, Quận Ba Đình.
  • Đội Thanh tra Giao thông Long Biên: Đường Vạn Hạnh, Quận Long Biên (trong Khu đô thị mới Việt Hưng).

Thủ tục xin cấp lại bằng lái xe máy

Bước 1Chuẩn bị hồ sơ cấp lại bằng lái xe

Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị đổi, cấp lại bằng lái xe.
  • Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có)
  • Giấy chứng nhận sức khỏe của người lái xe do Bệnh viện đa khoa cấp quận huyện trở lên cấp; thời gian khám sức khỏe trong vòng 6 tháng trở lại (trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn A1, A2, A3 thì không cần).
  • Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu gồm; CMND, CCCD, hộ chiếu (đối với người Việt Nam); hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài).

Lưu ý:

Khi đến làm thủ tục cấp lại bằng lái xe; người lái xe sẽ được chụp ảnh tại chỗ; không phải mang theo ảnh chụp sẵn.

Ảnh dán trong Giấy chứng nhận sức khỏe lái xe là ảnh 4×6; có nền trắng (ra tiệm ảnh nói chụp ảnh GPLX là họ biết).

Nếu GPLX bị mất quá hạn từ 3 tháng trở lên phải thi sát hạch lại nên sẽ có thêm mẫu “Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe”

Bước 2Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Giao thông vận tải nơi cấp GPLX; hoặc Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh

Khi đến nộp hồ sơ; người nộp xuất trình CMND; thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận được giấy hẹn trả kết quả.

Thời gian nhận hồ sơ vào các ngày trong tuần (từ thứ hai đến thứ 6 và sáng thứ 7 – sáng từ 7h đến 11h30; chiều từ 13h đến 16h30), ngày lễ, tết nghỉ.

Bước 3Xác minh hồ sơ

Tùy thuộc vào thời hạn sử dụng của GPLX; Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành xác minh và cấp lại bằng lái xe
Cụ thể gồm các trường hợp sau:

Trường hợp 1

Giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng; được xét cấp lại, không phải thi sát hạch. Thời hạn cấp lại bằng lái: sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ; chụp ảnh và nộp lệ phí (nếu không phát hiện GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch).

Trường hợp 2

Giấy phép lái xe bị mất; quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ; xử lý; sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, phải dự sát hạch lại, cụ thể:
a) Quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm, dự sát hạch lại lý thuyết;
b) Quá hạn từ 01 năm trở lên, sát hạch lại lý thuyết và thực hành.
(Quy định tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo; sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ)
Lưu ý

Thời gian xác minh bằng lái tối đa là 60 ngày; đây là thời gian để sở GTVT xác minh tại CSGT; Thanh tra giao thông các địa phương xem bằng lái có đang bị tạm giữ không.

Thời gian xem xét cấp lại bằng lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc (thứ 7, CN không tính ), kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe cấp lại; được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ.

Sở GTVT nơi cấp lại giấy phép lái xe cho các trường hợp bị mất sẽ gửi thông báo hủy giấy phép lái xe cũ tới các cơ quan liên quan.

Bước 4Nhận bằng lái xe

Nhận giấy phép lái xe và hồ sơ gốc
Theo thời hạn trên giấy hẹn, đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Giao thông vận tải; hoặc Trung tâm dịch vụ hành chính công để nhận GPLX mới và hồ sơ gốc; hoặc đăng ký dịch vụ chuyển phát để nhận GPLX ngay tại nhà.

Chi phí cấp lại bằng lái xe

Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên phương tiện và lệ phí đăng ký; cấp biển xe máy chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định cụ thể lệ phí cấp lại bằng lái xe bị mất như sau:

Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000đ/GPLX

  • Đối với thi sát hạch lái xe mô tô (hạng xe A1, A2, A3, A4):

Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần;

Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.

  • Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F):

Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần;

Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần;

  • Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

Lệ phí khám sức khỏe lái xe (không tính xét nghiệm, X-quang): 120.000 đồng/người (quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BYT). Tổng các chi phí: 360.000 đồng (nếu bao gồm xét nghiệm ma túy).

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Xin cấp lại bằng lái xe máy ở đâu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, Giấy phép lái xe hạng C là gì? Điều kiện cấp giấy phép hạng C? của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Không có bằng lái xe khi lưu thông đường bộ bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ vào khoản 5 tại Điều 21 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt không có bằng lái xe máy như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ trong trường hợp người lái xe điều khiển mô tô 2 bánh dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và những loại xe tương tự.
Phạt tiền từ 4.000.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ trong trường hợp người lái xe điều khiển xe mô tô 2 bánh dung tích xi lanh trên 175 cm3 và xe mô tô 3 bánh.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm i, khoản 1, điều 82 Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngoài việc bị phạt hành chính thì người lái xe còn có thể bị giữ phương tiện và giấy tờ có liên quan trong thời hạn tối đa 7 ngày để ngăn chặn những hành vi vi phạm. 

Xe đạp lạng lách, đánh võng bị phạt bao nhiêu?

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng người điều khiển phương tiện xe đẹp lạng lách, đánh võng. Ngoài ra, người nào tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị tịch thu phương tiện vi phạm.
– Bên cạnh đó, không chỉ người điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng bị xử phạt mà những người tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe đạp lạng lách, đánh võng cũng bị xử phạt với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment