Xử phạt người có hành vi đánh đập người gây tai nạn giao thông như thế nào?

by Thúy Duy

Chào CSGT, hôm nay trên đoạn đường ở chỗ tôi làm có xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, nhưng tôi chứng kiến cảnh người nhà nạn nhân đánh đập người gây tai nạn bị thương rất nặng. Hành vi này có bị phạt không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, hiện nay không khó để bắt gặp hiện tượng người nhà nạn nhân hành hung người gây tai nạn, việc này là hành vi vi phạm pháp luật. Để làm rõ việc xử phạt người có hành vi đánh đập người gây tai nạn giao thông như thế nào? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Tai nạn giao thông là gì?

Tai nạn giao thông là sự việc rủi ro, bất ngờ xảy ra khi phương tiện giao thông đang di chuyển trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, gây thiệt hại đến tính mạng, sỨc khoẻ con người, đến tài sản và phương tiện.

Khi xảy ra tai nạn, phương tiện phải được giữ nguyên tại hiện trường, không ai được quyển xoá hoặc làm sai lệch các dấu vết; những người có mặt tại hiện trường phải khẩn truơng, kịp thời sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tại chỗ và chuyển người bị nạn đến cơ sở y tế nơi gần nhất; bảo vệ tài sản và phương tiện của nạn nhân và đối tượng gây tai nạn và báo ngay cho cơ quan công an hoặc cơ quan có trách nhiệm nơi gần nhất. Nếu nạn nhân bị thương nặng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng thì các phương tiện giao thông đang lưu hành gần nơi xảy ra tai nạn phải có trách nhiệm đưa nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu.

Người có liên quan trực tiếp phải có mặt tại nơi xảy ra tai nạn chờ người có trách nhiệm đến lập biên bản, giải quyết. Nghiêm cấm mọi hành vi gây nguy hại cho người và phương tiện gây ra tai nạn. Việc vi phạm an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng bị xử phạt theo Bộ luật hình sự năm 2015.

Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông

Khi xem xét các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông chúng ta không thể không kể đến nguyên nhân khách quan liên quan đến cơ sở hạ tầng: Hiện nay cơ sở hạ tầng kém chất lượng xuống cấp cũng trở thành nguyên nhân quan trọng dẫn đến giao thông gặp phải những khó khăn nguy hiểm. Đặc biệt, đường giao thông xuống cấp trầm trọng làm cho người tham gia giao thông gặp những khó khăn nguy hiểm hơn là gặp tai nạn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Ngoài gia, hiện nay việc bố trí hệ thống biển báo giao thông không phù hợp cùng trở thành một nguyên nhân khách quan dẫn tới tai nạn giao thông.

Bên cạnh đó, nguyên nhân đến từ chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông không đạt tiêu chuẩn an toàn cũng làm cho tình trạng tai nạn giao thông trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng ta dễ dàng nhận thấy hiện nay các vụ tai nạn giao thông liên quan đến chất lượng phương tiện giao thông ngày càng phổ biến.

Nhắc tới nguyên nhân gây ra tai nạn, thì nguyên nhân chủ quan là yếu tố con người là nguyên nhân chủ yếu và khiến cho tai nạn giao thông ngày càng trở nên phổ biến và nguy hiểm. Đầu tiên: Khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông không có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông. Ngoài các lý do khách quan thì nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông chưa tuân thủ nghiêm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ý thức chấp hành luật giao thông, ý thức tham gia giao thông của người dân chưa tốt.

Bên cạnh đó, công tác quản lý lái xe của một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải còn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả, trong khi lực lượng chức năng thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, tuần tra kiểm soát còn mỏng trên các địa bàn quản lý”,

Ngoài ra cũng có nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết, mưa bão, lũ lụt…

Xử phạt người có hành vi đánh đập người gây tai nạn giao thông như thế nào?

Dù có bực tức như thế nào chúng ta cũng không nên đánh người gây tai nạn giao thông. Nên giữ hiện trường và chờ CSGT đến xử lý vụ việc. Nếu vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Xử phạt hành chính hành vi đánh người người gây tai nạn giao thông

Căn cứ Khoản 10 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;
  • Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn;
  • Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

Như vậy, theo quy định như trên hành vi của bạn có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Tuy nhiên nếu hành vi của bạn cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt người có hành vi đánh đập người gây tai nạn giao thông như thế nào?
Xử phạt người có hành vi đánh đập người gây tai nạn giao thông như thế nào?

Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định như sau:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

  1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

  1. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Theo đó, nếu bạn hành hung, cố ý gây thương tích cho người gây tai nạn giao thông thuộc vào các trường hợp như trên tùy thuộc vào mức độ thiệt hại của người gây tai nạn bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tương ứng. Hình phạt thấp nhất đối với hành vi vi phạm này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, chúng ta hãy giữ bình tĩnh xử lý tình huống đừng vì một phút nóng giận mà hành hung người gây tai nạn, vừa gây đau khổ cho gia đình người gây tai nạn và cho cả bản thân mình nếu như sự việc trở nên tệ đi.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Xử phạt người có hành vi đánh đập người gây tai nạn giao thông như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thủ tục sang tên nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đánh người gây tai nạn giao thông do bị kích động có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ Điều 135 Bộ luật này được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên.
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.
Theo đó mặc dù đang trong tình trạng bị kích động mạnh tuy nhiên nếu bạn cố ý gây thương tích cho người đã va chạm giao thông với bạn với mức thương tích như trên thì bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Có bị giữ phương tiện khi xảy ra tai nạn giao thông?

Theo Thông tư 06/2013/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt của cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, quy định như sau:
Điều 14. Một số hoạt động khác thu thập tài liệu liên quan đến vụ tai nạn giao thông
Ngoài việc thực hiện quy định tại các điều từ Điều 7 đến Điều 13 thì tùy theo tính chất, mức độ của từng vụ tai nạn giao thông, khi điều tra, giải quyết cơ quan Công an phải tiến hành một số hoạt động điều tra sau đây:
1. Tạm giữ tang vật, phương tiện giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường sắt
a) Tạm giữ phương tiện giao thông đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường sắt
– Khi vụ tai nạn giao thông xảy ra, các phương tiện giao thông đường bộ có liên quan phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra, giải quyết, trừ các phương tiện giao thông được quyền ưu tiên theo quy định. Việc tạm giữ phương tiện giao thông đường bộ phải lập biên bản tạm giữ, biên bản ghi nhận tình trạng phương tiện bị tạm giữ và ra quyết định tạm giữ phương tiện. Khi trả phương tiện giao thông đường bộ phải lập biên bản trả phương tiện tạm giữ theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc giữ phương tiện giao thông của các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông để làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại.
– Việc tạm giữ phương tiện và giải quyết phương tiện bị tạm giữ thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Trường hợp vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm thì lực lượng Cảnh sát giao thông chuyển phương tiện cùng hồ sơ vụ tai nạn cho Cơ quan Cảnh sát điều tra.

Không cứu giúp người bị nạn bị xử phạt ra sao?

Theo quy định người nào thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; tuy có điều kiện mà không cứu dẫn đến hậu quả người đó chết; thì bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm:
Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người chết trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment