Bị mất biên bản xử phạt vi phạm giao thông thì phải làm gì để nộp phạt, lấy bằng lái xe bị giữ?

by Anh Lan
Bị mất biên bản xử phạt vi phạm giao thông thì phải làm gì để nộp phạt, lấy bằng lái xe bị giữ?

Khi vi phạm pháp luật giao thông, người điều khiển phương tiện có thể bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt, tạm giữ bằng lái xe. Vậy theo quy định của pháp luật, bị mất biên bản xử phạt vi phạm giao thông thì phải làm gì để nộp phạt, lấy bằng lái xe bị giữ? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản

Căn cứ Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định lập biên bản xử phạt hành chính như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

“1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”

Bị mất biên bản xử phạt vi phạm giao thông thì phải làm gì để nộp phạt, lấy bằng lái xe bị giữ?

Căn cứ khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về việc làm mất biên bản xử phạt hành chính như sau:

29. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 như sau;

“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

2. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

4. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều này.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

5. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

…”

Theo đó biên bản xử phạt vi phạm hành chính được lập thành ít nhất 02 bản, trong đó giao cho người vi phạm 1 biên bản, còn cơ quan sẽ lưu giữ lại 1 biên bản. Hồ sơ vi phạm được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Do đó, việc bạn làm mất biên bản xử phạt không bị ảnh hưởng gì. Bạn đến kho bạc nhà nước và trình bày vấn đề của mình thì việc xử phạt và nộp phạt vẫn diễn ra theo đúng quy trình. Sau khi nộp phạt bạn đến Phòng cảnh sát giao thông/Đội cảnh sát giao thông được ghi trong quyết định xử phạt để nhận lại Giấy phép lái xe.

Hình thức xử lý khi không nộp phạt hành chính

Hình thức xử lý khi không nộp phạt hành chính
Hình thức xử lý khi không nộp phạt hành chính

Nếu quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt thì tổ chức, cá nhân có thể phải nộp thêm tiền phạt nộp chậm và bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:

Nộp thêm tiền chậm nộp phạt

Mức nộp thêm tiền phạt nộp chậm là 0,05% trên tổng số tiền mà tổ chức, cá nhân chưa nộp phạt.

Cách xác định thời gian tính tiền chậm nộp phạt như sau:

– Trường hợp quyết định xử phạt được giao trực tiếp thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 10 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày giao nhận quyết định xử phạt.

– Trường hợp quyết định xử phạt được gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 10 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Bưu chính 2010.

– Trường hợp tổ chức, cá nhân bị xử phạt không có xác nhận ngày giao nhận quyết định xử phạt, không xuất trình được ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ theo quy định nhưng không thuộc trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 12 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Trường hợp người nộp phạt chứng minh được ngày nhận quyết định xử phạt và việc chứng minh là có cơ sở thì Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt sau 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà người nộp phạt đã chứng minh.

(theo khoản 4 Điều 1 Thông tư 105/2014/TT-BTC)

Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

– Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Các biện pháp cưỡng chế gồm:

– Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;

– Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.

– Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Bị mất biên bản xử phạt vi phạm giao thông thì phải làm gì để nộp phạt, lấy bằng lái xe bị giữ?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra cứu quy hoạch đất đai; tra cứu thông tin quy hoạch nhanh chóng, đơn giản, uy tín của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là bao lâu?

– Thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó (theo khoản 2 Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính).
– Trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần thì thời hạn nộp tiền phạt không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần (theo Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính).

Nộp phạt vi phạm giao thông hộ được không?

Theo quy định của pháp luật tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Do đó, bạn có thể nhờ người nộp phạt giao thông.

Hình thức nộp phạt vi phạm giao thông có lập biên bản

– Nộp trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt;
– Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
– Nộp phạt trực tuyến qua Cổng dịch vụ công Quốc gia.

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment