Đua xe trái phép phạt bao nhiêu?

by Ngọc Gấm
Đua xe trái phép phạt bao nhiêu?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về việc đua xe trái phép phạt bao nhiêu? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Tại Việt Nam, cứ mỗi đêm đến các nam, nữ thanh niên lại tụ tập để tiến hành tổ chức đua xe tại các tuyến đường vắng dọc nội ô thành phố. Hành vi đua xe này không chỉ là hành vi có nguy cơ gây mất trật tự công cộng, an toàn giao thông, mà nó còn là hành vi gia tăng tai nạn giao thông tại Việt Nam. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì đua xe trái phép phạt bao nhiêu?

Để có thể giải đáp thắc mắc về việc đua xe trái phép phạt bao nhiêu?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Giao thông đường bộ tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Giao thông đường bộ như sau:

– Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

– Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

– Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

– Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

– Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

– Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

– Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định. Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

– Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.

– Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

– Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

– Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

– Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.

– Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

– Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

– Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

– Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

– Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

– Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

– Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

– Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Tại Việt Nam có được tổ chức đua xe?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Nghị định 123/2021/NĐ-CP; Luật Giao thông đường bộ 2008; Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, Việt Nam chỉ cấm các hành vi đua xe trái pháp luật, chứ không nghiêm cấm việc đua xe có sự xin phép và cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Cho nên ở một góc độ nào đó tại Việt Nam được tổ chức đua xe. Và việc đua xe sẽ không được coi là vi phạm pháp luật khi cuộc thi đó được tổ chức hợp pháp và được sự cho phép của chính quyền địa phương.

Các cuộc thi tổ chức đua xe hợp pháp tại Việt Nam có thể kể tên đến như: Giải đua xe đạp toàn quốc, giải đua xe mô tô toàn quốc; giải đua xe công thức 1; …

Đua xe trái phép phạt bao nhiêu?
Đua xe trái phép phạt bao nhiêu?

Thế nào là đua xe trái pháp luật?

Đua xe trái pháp luật là hành vi đua xe không được sự cho phép của phía cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Các biểu hiện của hành vi đua xe như:

  • Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép.
  • Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe mô tô; đua xe ô tô; đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.

Đua xe trái phép phạt bao nhiêu?

Tuỳ vào tính chất và hành vi vi phạm mà hành vi đua xe trái pháp luật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về mặt hành chính: (hành vi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự)

Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, điểm b Khoản 19 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;
  • Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.

– Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

  • Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);
  • Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.

Về mặt hình sự:

Theo quy định tại Điều 266 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội đua xe trái phép như sau:

– Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  • Tham gia cá cược;
  • Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
  • Tại nơi tập trung đông dân cư;
  • Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

– Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Đua xe trái phép phạt bao nhiêu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra cứu quy hoạch đất đai; tra cứu thông tin quy hoạch nhanh chóng, đơn giản, uy tín của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Biểu hiện của việc tổ chức đua xe trái phép?

Người phạm tội tổ chức đua xe trái phép, có thể thực hiện một trong các hành vi sau:
– Khởi xướng ra việc đua xe; vạch kế hoạch đua xe; chỉ huy việc đua xe; cưỡng bức, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo, kích động người khác đua xe; quyên góp tiền, cung cấp tiền, tài sản cho người đua xe hoặc để làm giải thưởng cho người đua xe; cung cấp xe cho người đua xe; tổ chức canh gác, bảo vệ hoặc chống đối lại lực lượng làm nhiệm vụ; huy động, lôi kéo, mua chuộc người khác cổ vũ cho cuộc đua…

Điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ có bị tước bằng lái xe không?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
– Trường hợp xe ô tô chạy quá quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h thì chỉ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, không bị tước giấy phép lái xe.
– Trường hợp xe ô tô chạy quá quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến dưới 20 km/h thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Điều khiển xe máy chạy quá tốc độ có bị tước bằng lái xe không?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
– Trường hợp xe ô tô chạy quá quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h thì chỉ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 4.000.000 đồng, không bị tước giấy phép lái xe.
– Trường hợp xe ô tô chạy quá quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến dưới 20 km/h thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment