Mất biên bản vi phạm giao thông nộp phạt thế nào?

by Thơ Anh
Mất biên bản vi phạm giao thông nộp phạt thế nào?

Cầm trên tay biên bản xử phạt vì lỗi giao thông đã là điều đáng buồn. Nhưng chẳng may đánh mất biên bản đó có thể khiến chúng ta gặp phải không ít những phiền toái. Vậy liệu rằng, khi làm mất biên bản xử phạt có bị phạt thêm tiền hay không? Hoặc nếu làm mất biên bản sẽ phải xử lý thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng CSGT tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Mất biên bản vi phạm giao thông nộp phạt thế nào?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Làm mất Biên bản xử phạt có sao không?

Biên bản xử phạt lỗi vi phạm giao thông được những chiến sĩ CSGT lấp nhằm ghi nhận lỗi vi phạm; đối tượng vi phạm và thời gian, địa điểm vi phạm. Để từ đó, làm căn cứ xử phạt người vi phạm. Theo khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định rằng:

Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính.

….

3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm; hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký (…) Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân; tổ chức vi phạm hành chính 01 bản;

Như vậy, với 02 bản, nếu trường hợp người vi phạm có làm mất một bản thì cơ quan cảnh sát giao thông xử phạt vẫn còn lưu giữ 1 bản để làm căn cứ đối chiếu. Do vậy, việc người vi phạm làm mất biên bản không đồng nghĩa với việc người đó sẽ không có nghĩa vụ nộp phạt nữa. Mặt khác, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng không quy định chế tài xử phạt nào đối với nhưng trường hợp người vi phạm làm mất biên bản xử phạt.

Mất biên bản vi phạm giao thông nộp phạt thế nào?

Mất biên bản vi phạm giao thông nộp phạt thế nào?
Mất biên bản vi phạm giao thông nộp phạt thế nào?

Nếu không may có làm mất biên bản xử phạt thì chúng ta vẫn có nghĩa vụ phải nộp phạt. Vì thời hạn nộp phạt là 10 ngày kể từ ngày vi phạm. Vì thế, người vi phạm phải lưu ý thời hạn này để tới cơ quan cảnh sát giao thông thực hiện thủ tục nộp phạt dù không có biên bản.

Về vấn đề biên bản bị mất, vì luật không quy định cụ thể phương hướng giải quyết đối với những trường hợp này. Do vậy, tùy từng nơi sẽ có những cách xử lý khác nhau. Nếu chẳng may gặp phải những cơ quan cảnh sát giao thông làm việc “cứng nhắc”. Người có thẩm quyền sẽ bắt người làm mất biên bản phải tới cơ quan công an tại phường, xã làm đơn báo mất. Sau đó mới chịu cấp lại biên bản xử phạt cho người vi phạm.

Còn nếu may mắn, gặp được những cán bộ có thẩm quyền “dễ tính”; có thể xử lý linh động thì quả là điều may mắn. Điều này có cơ sở bởi lẽ; những thông tin về lỗi vi phạm đã đều được ghi rõ tại biên bản xử phạt mà cơ quan công an đang lưu giữ. Vì thế khi đối chiếu những giấy tờ như CMND; hoăc căn cước công dân nếu thấy tương thích thì cán bộ có thẩm quyền hoàn toàn có thể cấp lại biên bản xử phạt mới để người vi phạm tới kho bạc nộp phạt.

Lưu ý những lỗi vi phạm được xử phạt tại chỗ

Theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính thì đối với những cá nhân vi phạm lỗi giao thông có mức xử phạt dưới 250.000 đồng thì sẽ không cần lập biên bản và được xử phạt tại chỗ. Đối chiếu vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì những lỗi cụ thể đó là:

Xử phạt trực tiếp đối với người điều khiển xe máy trong các trường hợp:

– Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

– Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

– Không giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước để xảy ra va chạm (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

– Chở người ngồi trên xe sử dụng ô, dù (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

– Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

– Đi xe dàn hàng ba trở lên (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

– Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

– Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

– Đi xe “kẹp ba”, trừ trường hợp chở người đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

Xử phạt trực tiếp đối với người điều khiển ô tô trong các trường hợp:

– Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau (Mức phạt 200.000 – 400.000 đồng).

– Chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ (Mức phạt 200.000 – 400.000 đồng).

– Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định (Mức phạt 200.000 – 400.000 đồng).

Các trường hợp vi phạm pháp luật giao thông phải lập biên bản

– Khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

+ Tại thời điểm kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông không có; hoặc không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ bao gồm Giấy phép lái xe; Giấy đăng ký xe, Bảo hiểm dành cho phương tiện,….đối với những hành vi vi phạm được quy định tại Điều 30 Nghị định này.

– Khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng quy định trừ các trường hợp xử phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức; và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ không phải lập biên bản; các hành vi vi phạm không thuộc trường hợp nêu trên phải lập thành biên bản.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 56 Luật trên cũng quy định “trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản”

Như vậy, đối với các hành vi vi phạm giao thông không bị phạt cảnh cáo; hoặc bị phạt tiền hơn 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức; và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm giao thông tại chỗ thì bị lập biên bản. Các trường hợp vi phạm giao thông khác bị phát hiện nhờ sử dụng camera giám sát hành trình; hoặc các phương tiện kĩ thuật, nghiệp vụ khác cũng phải lập thành biên bản theo quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề: “Mất biên bản vi phạm giao thông nộp phạt thế nào? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân , đăng ký nhãn hiệu, …., hãy liên hệ: 0833 102 102.

Có thể bạn quan tâm:

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Biên bản vi phạm giao thông là gì?

Biên bản vi phạm giao thông là văn bản ghi nhận lại diễn biến, thời gian, địa điểm, đối tượng thực hiện, trình tự, nội dung,…. của một hành vi vi phạm pháp luật giao thông đã được diễn ra trên thực tiễn. Đây là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt.

Thời hạn có hiệu lực của biên bản là bao lâu?

Theo quy định của pháp luật, thời hạn có hiệu lực của biên bản vi phạm giao thông thông thường là 07 ngày và tối đa là 30 ngày đối với những vụ việc có tình tiết phức tạp. Sau khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định xử phạt và quyết định này có hiệu lực, biên bản vi phạm giao thông sẽ hết hiệu lực.

Rate this post

You may also like

Leave a Comment